Miền Trung thấp thỏm mùa mưa bão

01/08/2013 00:00

(TN&MT) - Mỗi mùa mưa bão về, người dân miền Trung lại thấp thỏm bao nỗi lo: Bờ sông sạt lở; hồ, đập thủy điện vỡ bất cứ lúc nào; biển xâm thực…

(TN&MT) - Mỗi mùa mưa bão về, người dân miền Trung lại thấp thỏm bao nỗi lo: Bờ sông sạt lở vào tận nhà dân; hàng trăm hồ đập thủy điện, thủy lợi được xây dựng ồ ạt, mất an toàn; biển xâm thực nuốt mất làng mạc… Dù vậy, sự an cư của người dân vẫn là một dấu hỏi lớn làm chính quyền địa phương các tỉnh miền Trung lúng túng.
   
Ni lo mùa mưa lũ
  Trước tình hình diễn biến thời tiết, bất thường và phức tạp trong mùa mưa bão năm nay, kéo theo nạn xâm thực của biển ngày càng khốc liệt đã khiến hàng ngàn người dân sống ở vùng duyên hải miền Trung như đang “ngồi trên đống lửa”. Tại tỉnh Quảng Ngãi, đã mấy năm trôi qua, 26 hộ dân “sót lại” sau 2 đợt di dời ở cù lao xóm Lân (huyện Sơn Tịnh) vẫn phải chung sống với những hiểm họa sạt lở luôn rình rập. Vào thời điểm mưa lũ, họ luôn phải “sống trong sợ hãi”, vì nhà cửa, tài sản của họ có nguy cơ đổ sập cuốn trôi bất cứ lúc nào. Lại một mùa mưa bão nữa sắp đến gần nhưng họ vẫn chưa được tái định cư. Thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Hiện nay có khoảng 60 điểm có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển cao, tốc độ sạt lở bình quân từ 5 - 10m/năm, có những vùng lên đến 20m/năm với chiều dài các đoạn sạt lở là 65,25km bờ sông và 45,3km bờ biển.Trong khi đó, tình hình mưa lũ diễn biến theo hướng ngày càng phức tạp với tần suất xuất hiện và cường độ ngày càng cao làm cho nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng, nhất là những hồ chứa nước vừa và nhỏ ở miền Trung.
   
Ảnh hưởng của bão đã khiến nhiều bờ kè sông ở miền Trung sạt lở nghiêm trọng.
(Trong ảnh: Bờ kè ở xã Đại Hồng - Đại Lộc - Quảng Nam  bị hư hỏng nặng trong bão số 9/2010)
    
   
  Tại Thừa Thiên - Huế, nhiều khu vực cũng bị biển xâm thực chiếm đất nhanh chóng như ở bờ biển xã Phú Thuận, Phú Vang luôn bị xâm thực, khiến hàng chục ngôi nhà xây kiên cố bị “Hà Bá” nuốt chửng trong vòng hai ba năm qua. Tình trạng này cũng đang xảy ra tại khu vực thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang), xã Vinh Hải, cửa Tư Hiền (huyện Phú Lộc), xã Phong Hải (huyện Phong Điền) đe dọa nhà cửa và đời sống của hàng trăm hộ dân.
   
  Tình trạng ô nhiễm diễn ra thời gian dài và trên diện rộng đã tác động mạnh đến biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Quảng Nam. Biểu hiện rõ nét nhất của sự tác động này là những đợt bão, lũ, ngập lụt xảy ra nhiều hơn tại nhiều địa phương trong tỉnh…Dự báo đến năm 2020, khoảng 1/3 diện tích của đô thị Hội An (Quảng Nam) nằm trong vùng trũng sẽ bị nước biển nhấn chìm...
   
Bin pháp ng phó
  Trước vấn nạn biển xâm thực, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng các khu tái định cư phục vụ di dời hàng nghìn hộ dân trong các vùng có nguy cơ sạt lở ven biển, bờ sông, nứt núi, thực hiện sắp xếp lại dân cư ở những vùng thiếu đất sản xuất và đầu tư sửa chữa, nâng cấp các hồ, đập.
   
  Còn tỉnh Quảng Nam đã đưa ra nhiều giải pháp. Năm 2012 đầu tư xây dựng 10 mô hình dự án thí điểm ứng phó với BĐKH, với tổng kinh phí 54,3 tỷ đồng. Đã có 5/10 công trình được đưa vào sử dụng gồm: Công trình Kè Trà Nhiêu, Công trình Kênh mương thủy lợi kết hợp đường giao thông Quế Sơn; Công trình Nhà đa năng kết hợp Trạm y tế Thăng Bình; Công trình Đường giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu thôn Phú Hải, huyện Đại Lộc; Kênh thủy lợi xã Quế Phong, huyện Quế Sơn. Các công trình còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ sớm được đưa vào sử dụng. Đặc biệt, nhằm nâng cao hơn nữa năng lực, nhận thức ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH); đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, UBND tỉnh Quảng Nam vừa mới phê duyệt kế hoạch “Chương trình hành động của tỉnh Quảng Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2030”. Giai đoạn 2013-2015, Quảng Nam xác định tiếp tục xây dựng mô hình thí điểm tại các vùng thường xuyên bị bão lũ do tác động của BĐKH có nơi tránh trú bão an toàn trong mùa mưa bão; Giải quyết tình trạng xâm nhập mặn tại nhiều địa phương trong tỉnh, đồng thời củng cố hệ thống kênh mương thủy lợi, trạm bơm nhằm ổn định đời sống phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế xã hội trong tỉnh.
   
   
  Ông Nguyễn Thanh Lạc - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Quảng Ngãi đã triển khai đầu tư, xây dựng các công trình phòng chống thiên tai như: Hỗ trợ cho 100 hộ dân ở những vùng nguy cơ sạt lở cao đến những nơi ở mới an toàn, ổn định đời sống, sản xuất thuộc 5 huyện: Sơn Hà, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Bình Sơn và Sơn Tịnh. Khu tái định cư Đồng Lau, xã Ba Lế (Ba Tơ) đang hoàn thiện để tái định cư cho 17 hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở cao về sạt lở núi, bờ suối; một số các công trình kè chống sạt lở ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh và Trà Bồng. Theo ông Nguyễn Mậu Văn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi, về lâu về dài, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như xây kè chắn sóng và trồng rừng ven biển; hoàn thiện các khu tái định cư, giúp nhân dân sớm ổn định cuộc sống ở những vùng có nguy cơ rủi ro thiên tai cao, có định hướng đầu tư nâng cấp kiên cố toàn diện các hồ chứa nước theo thứ tự ưu tiên.
   
  Ông Huỳnh Vạn Thắng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT kiêm Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão -  Tìm kiếm cứu nạn  TP. Đà Nẵng cho biết: Đà Nẵng đã cấp phát 1.100 phao, 22 bè cứu sinh, 650 phao tròn, 11 nhà bạt, 5 máy cưa, máy phát điện… cho người dân khu vực thường hứng chịu lụt bão. Hội Chữ thập đỏ cũng đã triển khai dự án Tăng cường năng lực phòng chống thiên tai cho 11.550 người và trang bị 480 áo phao, phao tròn, đèn pin… cho 4 phường ven biển quận Thanh Khê. Ông Thắng cũng cho biết thêm. Từ nay đến cuối năm, Đà Nẵng sẽ sơ tán dân vùng hạ du các hồ chứa nước, đặc biệt là hồ Đồng Nghệ, Hòa Trung và các hộ có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển. Bên cạnh đó, thành phố sớm tiến hành tái quy hoạch các cơ sở hạ tầng và các đô thị đang xây dựng dở dang, các đô thị quy hoạch dọc các sông Vĩnh Điện, sông Cầu Đỏ, sông Cẩm Lệ, sông Yên, sông Túy Loan, sông Quá Giáng và sông Cu Đê theo hướng đảm bảo hành lang an toàn thoát lũ.
   
  Bài và ảnh: Hồng Xuân – Văn Hà
   
       Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn Trung Trung bộ, năm 2013 sẽ có 11-13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó có 5-7 cơn ảnh hưởng đến Việt Nam, 3-5 cơn vào Trung Trung bộ. Trong khi đó, tình trạng khô hạn đến tháng 9 mới được giải quyết bằng 3-4 đợt lũ lớn đến sớm với mức đỉnh lũ xấp xỉ, cao hơn trung bình nhiều năm và vượt báo động 3.
    
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Miền Trung thấp thỏm mùa mưa bão
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO