(TN&MT) - Lễ hội ở Việt Nam thì vô khối, nhưng không nhiều du khách cả trong nước lẫn quốc tế coi đó là cái cớ để tới các điểm đến. Kỳ vọng được đặt ra, khi một số địa phương thay đổi cách làm, mời gọi doanh nghiệp đầu tư tổ chức, để nâng tầm quốc tế cho lễ hội, tạo sức hút mới cho du lịch.
Tiềm năng nhiều, đột phá ít
Muốn biết du lịch lễ hội ở Việt Nam giàu tiềm năng như thế nào, hãy nhìn vào con số hơn 8000 lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm trên cả nước, tương đương mỗi ngày có 22 lễ hội diễn ra, là đủ thấy.
Muốn biết lễ hội có khả năng hút đô la như thế nào, nhìn ra thế giới là thèm muốn. Carnival ở Rio de Janeiro đem về cho Brazil hơn 6 triệu đô la doanh thu trong một tháng lễ hội; Oktoberfest diễn ra trong hai tuần, doanh thu mang về cho thành phố Munich (Đức) là hơn một tỷ Euro. Mỗi mùa Lễ hội té nước Songkran, Thái Lan thu hơn 15 tỉ bath (427 triệu USD).
Như thế, phải chăng Việt Nam đang lãng phí một nguồn tài nguyên lớn, khi sở hữu cả ngàn lễ hội nhưng chưa có một lễ hội nào đặc trưng, để du khách trong, ngoài nước coi như một lý do phải tới điểm đến đó. Dạo một vòng quanh các lễ hội ở khắp ba miền, sẽ thấy sự na ná giống nhau về cách thức tổ chức, nội dung lễ hội. Lễ hội trái cây Nam Bộ, Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội Mở cửa biển tại hàng loạt các địa danh miền biển… năm nào cũng có, nhưng nếu nói khách đến Đà Lạt, về Nam Bộ hay đi biển vì có lễ hội thì …chưa chắc.
Như Festival hoa Đà Lạt năm 2017, dù đã được tổ chức lần thứ 7, nhưng lượng du khách chỉ đạt 160.000 lượt, giảm 36%, khách lưu trú giảm 20% so với cùng kỳ năm 2015. Con số thụt lùi cho thấy sự từ chối của thị trường đối với các sản phẩm không đạt mong đợi của du khách. Chưa kể, đa phần các lễ hội ở ta nặng phần lễ hơn phần hội, thế nên, du khách không mấy mặn mà coi đó như một cái cớ đi du lịch.
Mở cửa để …hấp dẫn hơn
Làm cách nào để lễ hội năm sau hay hơn năm trước, thu hút nhiều du khách hơn, gia tăng doanh thu, và đạt đến đẳng cấp quốc tế? Câu hỏi này không dễ trả lời. Nhưng nếu nhìn vào cách mà Đà Nẵng và Quảng Ninh đã làm với Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng và Carnaval Hạ Long 2018, hoàn toàn có thể tin rằng, nếu mở cửa lễ hội cho doanh nghiệp đầu tư, diện mạo của du lịch lễ hội Việt Nam sẽ được thay đổi.
Với “đặc sản” là cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng đã được du khách biết tới nhiều năm, thành phố Đà Nẵng xác định đích đến lớn hơn: trở thành “thành phố pháo hoa” của khu vực. Quyết định táo bạo được đưa ra, và “Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFC” đã thay áo mới thành “Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF” kéo dài suốt 2 tháng, và giao cho Tập đoàn tư nhân Sun Group tổ chức.
Sau hai lễ hội pháo hoa do Sun Group chung tay tổ chức, Đà Nẵng đã dần hình thành trong du khách khái niệm về một điểm đến lung linh sắc màu và tưng bừng sôi động mỗi mùa hè. Năm đêm trình diễn của những đội pháo từ các quốc gia hàng đầu thế giới, những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc từ các nghệ sỹ hàng đầu Việt Nam, lễ hội ẩm thực với hàng trăm món ăn ba miền, lễ diễu hành carnival đường phố với các xe hoa lộng lẫy và dàn diễn viên, nghệ sỹ trong nước, quốc tế cuồng nhiệt trong âm nhạc và vũ điệu tưng bừng, nhắc đến DIFF, khán giả sẽ thấy năm sau hay hơn năm trước, mùa sau độc đáo hơn mùa trước.
Đà Nẵng đã thu được trái ngọt ngay từ mùa DIFF đầu tiên năm 2017, với lượng khách tăng vọt, đạt 1,27 triệu lượt trong hai tháng lễ hội, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2016. Sang 2018, DIFF cũng đã góp phần mang về cho Đà Nẵng 1.581.558 lượt khách, tăng 25,54% so với cùng kỳ 2017. Lượng khách tăng cao, công suất phòng khách sạn trong thời gian diễn ra lễ hội luôn đạt từ 70-90%, dù Đà Nẵng đã có thêm 7.355 phòng khách sạn phục vụ du khách so với kỳ DIFF 2017.
Cách làm của Đà Nẵng cùng với Sun Group với DIFF lập tức thôi thúc các địa phương khác nhìn lại thế mạnh du lịch lễ hội của mình. Và tháng 4/2018, cả nước đã được chứng kiến một Carnaval Hạ Long 2018 được làm mới thật ngoạn mục. Quảng Ninh đã thay đổi chính mình, khi mời Sun Group gánh trách nhiệm tổ chức sự kiện được cho là “thương hiệu” ngót 10 năm qua của Hạ Long mỗi dịp chào hè.
Kết quả của sự thay đổi ấy là một Carnaval Hạ Long 2018 không thể tuyệt vời hơn. Trên sân khấu đẹp lộng lẫy và khán đài với sức chứa 6000 người của quảng trường Sun Carnival Hạ Long, gần 2000 diễn viên múa, ca sĩ chuyên nghiệp, người mẫu Việt Nam và hàng trăm nghệ sỹ quốc tế đến từ nhiều quốc gia như Brazil, Ukraine, Cuba và các nước ASEAN, 12 xe hoa diễu hành đã đem tới một carnaval nghệ thuật “công phu, hoành tráng nhất trong 10 năm qua”.
Giấc mơ thành phố pháo hoa của Đà Nẵng vẫn đang dần thành hình hài. Việc Hạ Long có đủ sức trở thành Rio De Janeiro như nhiều người đang kỳ vọng không cũng chưa thể khẳng định sớm. Nhưng rõ ràng, khi có sự chung tay vào cuộc của doanh nghiệp có tầm, với cách làm bài bản, bộ mặt du lịch lễ hội của một số địa phương đã thực sự thay đổi, hấp dẫn hơn, chuyên nghiệp hơn qua từng năm. Nền tảng này, liệu có tạo nên sức bật mạnh mẽ hơn trong tương lai, để Việt Nam có một lễ hội quốc tế mang thương hiệu và bản sắc riêng của mình?
Tiềm năng nhiều, đột phá ít
Muốn biết du lịch lễ hội ở Việt Nam giàu tiềm năng như thế nào, hãy nhìn vào con số hơn 8000 lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm trên cả nước, tương đương mỗi ngày có 22 lễ hội diễn ra, là đủ thấy.
Muốn biết lễ hội có khả năng hút đô la như thế nào, nhìn ra thế giới là thèm muốn. Carnival ở Rio de Janeiro đem về cho Brazil hơn 6 triệu đô la doanh thu trong một tháng lễ hội; Oktoberfest diễn ra trong hai tuần, doanh thu mang về cho thành phố Munich (Đức) là hơn một tỷ Euro. Mỗi mùa Lễ hội té nước Songkran, Thái Lan thu hơn 15 tỉ bath (427 triệu USD).
Như thế, phải chăng Việt Nam đang lãng phí một nguồn tài nguyên lớn, khi sở hữu cả ngàn lễ hội nhưng chưa có một lễ hội nào đặc trưng, để du khách trong, ngoài nước coi như một lý do phải tới điểm đến đó. Dạo một vòng quanh các lễ hội ở khắp ba miền, sẽ thấy sự na ná giống nhau về cách thức tổ chức, nội dung lễ hội. Lễ hội trái cây Nam Bộ, Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội Mở cửa biển tại hàng loạt các địa danh miền biển… năm nào cũng có, nhưng nếu nói khách đến Đà Lạt, về Nam Bộ hay đi biển vì có lễ hội thì …chưa chắc.
Như Festival hoa Đà Lạt năm 2017, dù đã được tổ chức lần thứ 7, nhưng lượng du khách chỉ đạt 160.000 lượt, giảm 36%, khách lưu trú giảm 20% so với cùng kỳ năm 2015. Con số thụt lùi cho thấy sự từ chối của thị trường đối với các sản phẩm không đạt mong đợi của du khách. Chưa kể, đa phần các lễ hội ở ta nặng phần lễ hơn phần hội, thế nên, du khách không mấy mặn mà coi đó như một cái cớ đi du lịch.
Mở cửa để …hấp dẫn hơn
Làm cách nào để lễ hội năm sau hay hơn năm trước, thu hút nhiều du khách hơn, gia tăng doanh thu, và đạt đến đẳng cấp quốc tế? Câu hỏi này không dễ trả lời. Nhưng nếu nhìn vào cách mà Đà Nẵng và Quảng Ninh đã làm với Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng và Carnaval Hạ Long 2018, hoàn toàn có thể tin rằng, nếu mở cửa lễ hội cho doanh nghiệp đầu tư, diện mạo của du lịch lễ hội Việt Nam sẽ được thay đổi.
Với “đặc sản” là cuộc thi pháo hoa Đà Nẵng đã được du khách biết tới nhiều năm, thành phố Đà Nẵng xác định đích đến lớn hơn: trở thành “thành phố pháo hoa” của khu vực. Quyết định táo bạo được đưa ra, và “Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFC” đã thay áo mới thành “Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF” kéo dài suốt 2 tháng, và giao cho Tập đoàn tư nhân Sun Group tổ chức.
Sau hai lễ hội pháo hoa do Sun Group chung tay tổ chức, Đà Nẵng đã dần hình thành trong du khách khái niệm về một điểm đến lung linh sắc màu và tưng bừng sôi động mỗi mùa hè. Năm đêm trình diễn của những đội pháo từ các quốc gia hàng đầu thế giới, những màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc từ các nghệ sỹ hàng đầu Việt Nam, lễ hội ẩm thực với hàng trăm món ăn ba miền, lễ diễu hành carnival đường phố với các xe hoa lộng lẫy và dàn diễn viên, nghệ sỹ trong nước, quốc tế cuồng nhiệt trong âm nhạc và vũ điệu tưng bừng, nhắc đến DIFF, khán giả sẽ thấy năm sau hay hơn năm trước, mùa sau độc đáo hơn mùa trước.
Đà Nẵng đã thu được trái ngọt ngay từ mùa DIFF đầu tiên năm 2017, với lượng khách tăng vọt, đạt 1,27 triệu lượt trong hai tháng lễ hội, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2016. Sang 2018, DIFF cũng đã góp phần mang về cho Đà Nẵng 1.581.558 lượt khách, tăng 25,54% so với cùng kỳ 2017. Lượng khách tăng cao, công suất phòng khách sạn trong thời gian diễn ra lễ hội luôn đạt từ 70-90%, dù Đà Nẵng đã có thêm 7.355 phòng khách sạn phục vụ du khách so với kỳ DIFF 2017.
Cách làm của Đà Nẵng cùng với Sun Group với DIFF lập tức thôi thúc các địa phương khác nhìn lại thế mạnh du lịch lễ hội của mình. Và tháng 4/2018, cả nước đã được chứng kiến một Carnaval Hạ Long 2018 được làm mới thật ngoạn mục. Quảng Ninh đã thay đổi chính mình, khi mời Sun Group gánh trách nhiệm tổ chức sự kiện được cho là “thương hiệu” ngót 10 năm qua của Hạ Long mỗi dịp chào hè.
Kết quả của sự thay đổi ấy là một Carnaval Hạ Long 2018 không thể tuyệt vời hơn. Trên sân khấu đẹp lộng lẫy và khán đài với sức chứa 6000 người của quảng trường Sun Carnival Hạ Long, gần 2000 diễn viên múa, ca sĩ chuyên nghiệp, người mẫu Việt Nam và hàng trăm nghệ sỹ quốc tế đến từ nhiều quốc gia như Brazil, Ukraine, Cuba và các nước ASEAN, 12 xe hoa diễu hành đã đem tới một carnaval nghệ thuật “công phu, hoành tráng nhất trong 10 năm qua”.
Giấc mơ thành phố pháo hoa của Đà Nẵng vẫn đang dần thành hình hài. Việc Hạ Long có đủ sức trở thành Rio De Janeiro như nhiều người đang kỳ vọng không cũng chưa thể khẳng định sớm. Nhưng rõ ràng, khi có sự chung tay vào cuộc của doanh nghiệp có tầm, với cách làm bài bản, bộ mặt du lịch lễ hội của một số địa phương đã thực sự thay đổi, hấp dẫn hơn, chuyên nghiệp hơn qua từng năm. Nền tảng này, liệu có tạo nên sức bật mạnh mẽ hơn trong tương lai, để Việt Nam có một lễ hội quốc tế mang thương hiệu và bản sắc riêng của mình?