Lễ hội Hết Chá nơi rẻo cao Tây Bắc

23/03/2019 18:52

(TN&MT) – Đã thành thông lệ, vào tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng sắc nắng, hoa ban nở trắng núi rừng, Lễ hội Hết Chá được tổ chức tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Lễ hội năm nay diễn ra ngày 23/3, là nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái nơi rẻo cao Tây Bắc.   

khi hoa mạ nở vàng sắc nắng, hoa ban nở trắng núi rừng, Lễ hội Hết Chá được tổ chức tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu,
Khi hoa mạ nở vàng sắc nắng, hoa ban nở trắng núi rừng, Lễ hội Hết Chá được tổ chức tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu

Lễ hội Hết Chá là phong tục tập quán tâm linh có từ lâu đời của đông bào dân tộc Thái xã Đông Sang, huyện Mộc Châu. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, từ năm 2008, chính quyền địa phương và người dân đã cùng nhau sưu tầm và phục dựng lại lễ hội cho con cháu đến muôn đời sau.

Nguồn gốc của Lễ hội Hết Chá được truyền lại rằng: Xưa kia, người Thái rất nghèo, không có tiền mua thuốc chữa bệnh, thường nhờ đến thầy mo (thầy cúng). Thầy mo dùng mẹo và nhờ thần linh nên đã chữa được bệnh cho dân làng. Để tỏ lòng biết ơn, nhiều người xin được làm con nuôi của ông. Và rồi, mỗi dịp 29, 30 Tết, con cháu lại cùng nhau đến tạ ơn thầy mo.

khi hoa mạ nở vàng sắc nắng, hoa ban nở trắng núi rừng, Lễ hội Hết Chá được tổ chức tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu,
Phần lễ diễn ra xung quanh một cây nêu được treo hoa ban...
khi hoa mạ nở vàng sắc nắng, hoa ban nở trắng núi rừng, Lễ hội Hết Chá được tổ chức tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu,
... cùng hình con chim, con thú, ve sầu, ong bướm, trống chiêng… đủ màu sắc tượng trưng cho sự sống, mùa xuân của đất trời

Nhưng thời điểm đó, thầy mo đang bận rộn chuẩn bị Tết, nên lễ tạ ơn được ấn định tổ chức vào tháng 3 hàng năm, khi hoa ban vào mùa nở rộ nhất. Lễ hội Hết Chá được hình thành từ đó, trở thành nét sinh hoạt văn hóa tâm linh sâu sắc, mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng, cũng là dịp cầu an năm mới và  thể hiện lòng biết ơn giữa người với người.

Ông Hoàng Văn Mín, thầy mo ở bản Áng 1, xã Đông Sang cho biết: Lễ hội Hết Chá còn là dịp để người dân tạ ơn trời đất, thần linh và đấng sinh thành, cầu chúc cho vạn vật hòa hợp, sinh sôi nảy nở, cuộc sống yên vui, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt bội thu, dân bản ấm no hạnh phúc. Lễ hội còn thể hiện ý thức gắn kết cộng đồng dân tộc Thái, cùng nhau bước vào mùa vụ mới may mắn, phát lộc phát tài. Nhiều đôi trai gái bén duyên, nên nghĩa vợ chồng cũng từ Lễ hội Hết Chá này.

Lễ hội Hết Chá được chia làm 2 phần: Phần lễ diễn ra xung quanh một cây nêu được treo hoa ban, hình con chim, con thú, ve sầu, ong bướm, trống chiêng… đủ màu sắc tượng trưng cho sự sống, mùa xuân của đất trời. Dưới gốc cây là những chum rượu cần để mời khách cùng chơi hội. Trong phần lễ, các thầy mo sẽ cùng thực hiện nghi lễ để cúng các vị thần, cầu mong cho dân làng một cuộc sống bình yên. Phần hội gồm các hoạt động mô phỏng lại cuộc sống bình dị thường ngày của đồng bào dân tộc Thái ở thời kỳ dựng bản, dựng mường, xây dựng đời sống mới.

khi hoa mạ nở vàng sắc nắng, hoa ban nở trắng núi rừng, Lễ hội Hết Chá được tổ chức tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu,
Từ năm 2008, chính quyền địa phương và người dân đã cùng nhau sưu tầm và phục dựng lại lễ hội cho con cháu đến muôn đời sau.
khi hoa mạ nở vàng sắc nắng, hoa ban nở trắng núi rừng, Lễ hội Hết Chá được tổ chức tại xã Đông Sang, huyện Mộc Châu,

Trong Lễ hội Hết Chá còn diễn ra các trò chơi dân gian vui nhộn như, bắt cá, lên rừng hái măng, tập cho trâu cày... Đặc biệt, trong lễ hội còn diễn ra màn kịch nam giả nữ, nữ giả nam để tái hiện những nghề nghiệp, những nét sinh hoạt vô cùng phong phú và bình dị, mang đặc trưng của cư dân lúa nước. Bên cạnh đó, lễ hội còn diễn ra những điệu xòe uyển chuyển, duyên dáng quanh cây nêu hòa cùng tiếng trống, tiếng chiêng rộn rã, thu hút đông đảo du khách xa gần.

Bà Đinh Thị Hường, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Mộc Châu cho biết: Việc tổ chức Lễ hội Hết Chá không chỉ giúp bảo tồn nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Thái trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, mà còn góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với cao nguyên Mộc Châu khám phá, trải nghiệm vẻ đẹp văn hóa đặc sắc nơi đây.

Đến với Lễ hội, du khách còn được tham gia vào các trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc, các hoạt động văn hóa văn nghệ đặc sắc; được thưởng thức các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Chắc chắn, sẽ tạo nên những ấn tượng khó phai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Hết Chá nơi rẻo cao Tây Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO