Lãnh đạo DN kêu gọi G20 đưa vấn đề BĐKH trở lại chương trình nghị sự

23/03/2017 00:00

(TN&MT) – Mới đây, các nhà quản lý kinh doanh và các nhà khoa học đã kêu gọi các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đưa vấn đề ấm lên toàn cầu trở lại...

(TN&MT) – Mới đây, các nhà quản lý kinh doanh và các nhà khoa học đã kêu gọi các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới đưa vấn đề ấm lên toàn cầu trở lại trong chương trình nghị sự G20 sau khi các Bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương không tái khẳng định việc sẵn sàng tài trợ cho các biện pháp chống lại biến đổi khí hậu.
 
Trong một tuyên bố chung, các tổ chức mở rộng doanh nghiệp (B20) của G20, các viện nghiên cứu (T20) và các nhóm xã hội dân sự (C20) đã kêu gọi G20 nhanh chóng hành động để chống lại nhiệt độ tăng cao.
 
"Biến đổi khí hậu tạo ra một trong những rủi ro lớn nhất đối với phát triển bền vững, tính toàn diện, tăng trưởng kinh tế công bằng và ổn định tài chính", tuyên bố cho biết.
 
"Chúng ta cần chắc chắn rằng các nhà lãnh đạo G20 sẽ thực hiện cam kết về khí hậu quốc tế hiện nay, đặc biệt là Hiệp định Paris".
 
Bản tuyên bố được ký bởi chủ tịch B20 Kurt Bock, người cũng là CEO của nhóm BASF BASF.DE, và một số nhà khoa học hàng đầu, trong đó có Ottmar Edenhofer thuộc Viện nghiên cứu vấn đề chung toàn cầu và Biến đổi khí hậu Mercator.
 
Trẻ em chơi đùa trên những tảng băng trôi tại bãi biển ở Nuuk, Greenland vào ngày 5/6/2016. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle
Trẻ em chơi đùa trên những tảng băng trôi tại bãi biển ở Nuuk, Greenland vào ngày 5/6/2016. Ảnh: REUTERS / Alister Doyle
 
Tuyên bố được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo tài chính của G20 - dưới sức ép từ Hoa Kỳ - đã từ bỏ bản thông cáo của họ về việc sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho biện pháp chống biến đổi khí hậu như đã nhất trí ở Paris vào năm 2015.
 
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà khoa học hoan nghênh việc Đức tiếp tục đảm nhận vai trò chỉ đạo trong vấn đề này khi là chủ tịch luân phiên của G20.
 
Trái ngược với quan điểm của cộng đồng khoa học quốc tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng sự nóng lên toàn cầu là một “trò lừa bịp” do Trung Quốc tạo ra để hạn chế sự cạnh trang của doanh nghiệp Mỹ. Ông từng tuyên bố trong chiến dịch tranh cử Tổng thống rằng sẽ xóa bỏ Hiệp ước khí hậu Paris về hạn chế phát thải khí nhà kính.
 
Chính quyền Trump cũng đã đề xuất cắt giảm 31% ngân sách của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA).
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Reuters
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lãnh đạo DN kêu gọi G20 đưa vấn đề BĐKH trở lại chương trình nghị sự
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO