Kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu nào cho Việt Nam vào 2015?

12/08/2014 00:00

(TN&MT) - Theo lộ trình của Chương trình MTQG ứng phó với BĐKH, kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam sẽ được cập nhật vào năm 2015...

(TN&MT) - Theo lộ trình của Chương  trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng  cho Việt Nam sẽ được cập nhật vào năm 2015, ngay sau khi Ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu(IPCC) công bố Báo cáo đánh giá lần thứ 5. Chính vì vậy, hiện Việt Nam đang tích cực hoàn thiện các báo cáo khoa học làm cơ sở  tính toán cho một kịch bản mới, phù hợp và giúp chủ động hơn trong ứng phó BĐKH.
   
Bc b nóng, mưa khác lch s
   
  Một trong những kết quả nghiên cứu đáng tin cậy nhằm cập nhật vào kịch bản tính toán ứng phó BĐKH, nước biển dâng tại thời điểm này được Viện nghiên cứu khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) thực hiện là Dự án Dự tính khí hậu tương lai với độ phân giải cao cho Việt Nam, trong đó cung cấp nhiều thông tin quan trọng về dự tính khí hậu tương lai và hướng dẫn sử dụng cho các Bộ, ngành. Kết quả này cũng là một trong những khuyến nghị chính thức của Bộ TN&MT đối với các cơ quan nghiên cứu, các Bộ, ngành và địa phương tham khảo trong việc định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu.
   
   
  Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, nền nhiệt độ tiếp tục gia tăng trong các năm tiếp theo, với  mức tăng lớn nhất là khu vực phía Bắc. Nhiệt độ các vùng khí hậu được dự tính tăng từ 0,8°C đến 3,4°C vào năm 2050 và tiếp tục tăng đến cuối thế kỷ 21. Hệ quả của sự nóng lên là gia tăng số ngày nắng nóng (trên 35°C) và các đợt nắng nóng (trên 5 ngày liên tục có nhiệt độ cực trị trên 35°C). Kết quả này phù hợp với xu thế quá khứ quan trắc được từ mạng lưới trạm khí tượng thủy văn toàn quốc. Lượng mưa theo mùa và theo vùng sẽ biến đổi  sâu, khác với lịch sử đã được ghi nhận. Trung bình năm, dự tính lượng  mưa trên 7 vùng khí hậu có sự biến đổi, dao động từ -16% đến +36% vào giữa thế kỷ (2050) và biến đổi mạnh hơn chút ít vào cuối thế kỷ 21. Lượng mưa mùa hè dự tính có xu thế giảm ở hầu khắp lãnh thổ, riêng khu vực Trung Bộ mưa có xu thế tăng ở tất cả các mùa trong năm.
   
  Tần suất hạn hán trong  nông nghiệp dự tính sẽ tăng lên trong khi cực trị mưa cũng tăng ngoại trừ khu vực Trung Bộ. Những thay đổi này, đặc biệt là ngưỡng trên (tăng) và dưới (giảm) cùng với những tác động của nhiệt độ tăng cao, có thể có tác động lớn đến nông nghiệp và tài nguyên nước.
   
Bão ít nhưng mnh, nước bin tiếp tc dâng
   
  Kết quả phân tích bước đầu trong nghiên cứu này cũng như các nghiên cứu khác cho thấy hoạt động của bão trên Biển Đông có xu thế giảm nhưng cường độ mạnh hơn. Việc dự báo hoạt động của bão là rất khó do tính phức tạp của các nhân tố tác động. Do đó cần có các nghiên cứu tiếp theo để xác định và làm rõ sự biến đổi của bão do biến đổi khí hậu và khả năng tác động của nó đến Việt Nam.
   
  Mực nước biển theo dự tính sẽ tăng từ 100 mm đến 400 mm vào năm 2050 trên toàn dải bờ biển Việt Nam, với mức tăng ít hơn ở vùng biển phía Bắc. Xu thế tăng của mực nước biển tiếp tục duy trì đến cuối thế kỷ 21 và sau đó.
   
  Biên độ dao động hàng năm của mực nước cũng có khả năng lớn hơn. Thêm vào đó, các hiện tượng cực đoan ngắn hạn (ví dụ nước dâng do bão) và dài hạn (ví dụ tác động do băng tan) có thể làm gia tăng ảnh hưởng của nước biển dâng đến hệ sinh thái và cộng đồng ven biển…
   
  Song, những nhân tố này sẽ ảnh hưởng như thế nào thì hiện vẫn còn chưa rõ, do đó muốn cập nhật để xây dựng kịch bản ứng phó BĐKH cần phải xem xét một loạt những biến đổi có thể xảy ra của khí hậu tương lai để đảm bảo mọi rủi ro và tác động tiềm tàng được tính đến trong các kế hoạch phát triển. Do đó, tại Dự án này, các nhà khoa học  đã sử dụng hai kịch bản nồng độ khí nhà kính đặc trưng và kết quả dự tính của một số mô hình khí hậu toàn cầu, mô hình khí hậu khu vực với độ phân giải cao để đảm bảo rằng, các khả năng biến đổi của khí hậu tương lai được đánh giá, xem xét đầy đủ nhất.
   
Kch bn nào cho năm 2015?
   
  Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, sử dụng trên các sản phẩm dự tính khí hậu mới nhất của các mô hình toàn cầu từ dự án “so sánh đa mô hình  khí hậu”  (CMIP5), các nhà khoa học có thể tính toán mô hình kịch bản BĐKH mới cho Việt Nam dựa trên tổ hợp của gần 50 mô hình toàn cầu. Điểm khác biệt quan trọng của CMIP5 với CMIP3 (dựa trên 24 mô hình toàn cầu được công bố vào báo cáo lần 4 của IPCC năm 2014) là các mô hình trong CMIP5 sẽ chạy kịch bản phát thải mới của IPCC. Về mặt khoa học, CMIP5 sẽ tập trung vào ba khía cạnh chính mà CMIP3 còn hạn chế như: Đánh giá cơ chế quyết định sự khác biệt trong mô phỏng của các mô hình đối với chu trình các – bon và mây; đánh giá khả năng mô phỏng của mô hình đối với các hiện tượng có quy mô thập kỷ; tìm nguyên nhân dẫn tới việc các mô hình mô phỏng rất khác nhau với cùng một kịch bản.
   
  Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu khoa học của Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, để cập nhật, hoàn thiện kịch bản BĐKH và nước biển dâng phiên bản 2015, giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì Việt Nam còn rất thiếu các thông tin đáng tin cậy, mang tính khoa học cao về các mặt như: Sử dụng mô hình khu vực để tính khí hậu với độ phân giải cao; sử dụng kịch bản nồng độ khí nhà kính và xon khí mới nhất theo đường nồng độ đặc trưng; đánh giá mực nước biển, qua sự mô phỏng sự biến đổi của mực nước biển dựa trên các thông tin và kết quả mới nhất của các mô hình đại dương toàn cầu với những hiểu biết mới về các nhân tố đóng góp khác như  băng tan, sự biến đổi của nước trong đất…; bổ sung kịch bản cực đoan khí hậu, bão và áp thấp nhiệt đới, nắng nóng, hạn hán, gió mùa, mưa lớn… Đây chính là những “bài toán” cần lời giải sớm để cập nhật cho một kịch bản được công bố vào năm 2015 tới đây của Việt Nam.
   
Kim Liên – Linh Nga 
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu nào cho Việt Nam vào 2015?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO