Khai thác khoáng sản tại Núi Pháo - Thái Nguyên: Bài 2: Vén bức màn… ô nhiễm

25/04/2014 00:00

(TN&MT) - Phía sau lời cam kết “chắc như đinh đóng cột” của những chuyên gia quản lý môi trường làm việc trong Công ty TNHH khai thác khoáng sản núi Pháo...

(TN&MT) - Phía sau lời cam kết “chắc như đinh đóng cột” của những chuyên gia quản lý môi trường làm việc trong Công ty TNHH khai thác khoáng sản núi Pháo, phía sau “đại công trường” nhìn vào rất quy củ, bài bản, nguyên tắc tới từng chi tiết nhỏ vẫn là lời kêu cứu chưa lúc nào “lắng” của hàng chục hộ dân sống quanh khu vực mỏ, lẽ nào họ kêu sai? Cơ quan có thẩm quyền đã vào cuộc để làm rõ vấn đề này?…
   
Khiếu kin… đúng!
   
   “Không thể nói bằng miệng rằng chúng tôi không thải gây ô nhiễm có nghĩa là phủ nhận hết những thiếu sót được, qua nhiều lần kiểm tra, đặc biệt là nước xả tại miệng cống xả lúc trời mưa cho thấy một số chỉ tiêu về kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép nhiều lần” bà Trần Thị Minh Hương, Phó Giám đốc phụ trách môi trường của Sở TN&MT TP.Thái Nguyên khẳng định khi tiếp xúc với chúng tôi.
   
  Trở lại thời điểm “nóng” của vấn nạn ô nhiễm môi trường quanh núi Pháo, giữa tháng 3/2014 cho tới đầu tháng 4/2014, đã có hơn 30 người dân các xóm 3 – 4 kéo xuống UBND xã Hà Thượng chất vấn lãnh đạo địa phương đồng thời mang nhiều chai nước, lọ đựng nước lấy từ khu vực xả thải ra môi trường tại đầm Khe Vối giáp ranh hai xóm 3 và 4. Qua kiểm tra thực tế cho thấy, việc xả thải của Công ty TNHH khai thác khoáng sản núi Pháo gây ô nhiễm nặng nề cho người dân, mùi hóa chất trong nghiền tuyển khoáng sản phát tán trong không khí những mùi khó chịu, nồng nặc  ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống của người dân đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
   
Phóng viên trao đổi với chuyên gia của cty trên công trường
    
   
  Ngay sau khi nhận được đơn khiếu nại của người dân, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên đã cử cán bộ trực tiếp xuống lấy mẫu nước thải và bùn đáy kiểm tra. Kết quả kiểm tra ngày 17/3/2014 với 6 mẫu nước thải mỏ Núi Pháo cho thấy: Mẫu nước thải tại hồ PTP (hồ chứa nước moong, nước thải nhà máy ST) chỉ tiêu Hg vượt 17,53 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT ; mẫu nước thải trên hồ STC có chỉ tiêu Hg vượt 6,95 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT; mẫu nước thải tại hồ lắng SP chảy ra môi trường có chỉ tiêu Hg vượt 9 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT.
   
  Kết quả mẫu bùn đáy tại suối tiếp nhận nước thải (2 mẫu), phân tích kim loại nặng so sánh với QCVN 43 (bùn đáy) trên suối Thủy Tinh, đoạn sau điểm hợp lưu của tất cả các nhánh suối phía thượng nguồn trước khi hợp với suối Cát có chỉ tiêu Hg vượt 5,5 lần; As vượt 182,6 lần; Pb 1,54 lần và Cu 3,29 lần so với QCVN 43: 2012/BTNMT. Trên suối Cát sau điểm nhập lưu với suối Thủy Tinh có chỉ tiêu Hg vượt 6,9 lần, As 51,9 lần, Cu 5,06 lần và Pb 1,05 lần.
   
  Mẫu nước thải lấy ngày 3/4/2014: Số lượng 2 mẫu tại khu vực đập chảy ra khe Vối, trước và sau chân đập tràn. Kết quả chỉ tiêu Hg vượt 1,52 – 1,88 lần; mẫu bùn đáy lấy ngày 3/4/2014 số lượng 1 mẫu tại hồ tiếp nhận nước thải trước đập khe Vối kết quả Hg vượt 56,7 lần QCVN 43.
   
  Với kết quả này, rõ ràng, ở một số thời điểm nhất định, nhà máy đã không đạt chỉ tiêu chất lượng xả thải, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quy định xả thải theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Và như vậy, nói như ông Nguyễn Văn Hồng Chủ tịch UBND xã Hà Thượng, cho dù khá bức xúc vì không phải chính quyền là “chủ thể” gây ra ô nhiễm, song khiếu kiện của người dân không phải không có cơ sở và rất cần các cơ quan chức năng cùng phối hợp giải quyết.
   
Chiêu bài… đang trong quá trình hoàn thin!
   
  Mỏ vonfram - đa kim Núi Pháo được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác lần 2 tại Giấy phép khai thác khoáng sản số 1710/GP-BTNMT ngày 21/9/2010 với loại khoáng sản được phép khai thác, chế biến gồm vonfram, bismut, đồng và vàng. Trữ lượng được phép khai thác là 83,22 triệu tấn quặng vofram – đa kim.
   
  Thiết kế xây dựng dự án gồm khu khai thác rộng 93 ha hiện đã hoàn thiện; khu nhà máy chế biến gồm có nhà máy tuyển tinh quặng (công suất 3,5 triệu tấn/ năm) và nhà máy chế biến sâu vonfram (công suất 9.000 tấn/ năm) gồm 2 nhà máy ST và APT.
   
  Mỏ vonfram – đa kim Núi Pháo bắt đầu khai thác và chế biến khoáng sản từ tháng 6/2013. Bắt đầu từ đây, người dân đã liên tục khiếu nại lên chính quyền các cấp phản ánh về việc nước thải của nhà máy chảy ra các con suối gây ô nhiễm nặng. Sự việc này, theo phía các cơ quan quản lý Nhà nước, có nguồn gốc từ công tác đánh giá tác động môi trường và yêu cầu xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải được phía Công ty thực hiện chưa đúng quy chuẩn. Tại biên bản kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án của Tổng cục Môi trường đã chỉ rõ: Dự án chưa làm rõ  lượng nước mưa chảy vào moong khai thác (đặc biệt ngày có mưa lớn); chưa nêu được các công trình, biện pháp xử lý thoát nước tại moong khai thác khu gặp sự cố phát sinh; công trình, biện pháp xử lý sự cố khi vỡ đập bãi thải quặng đuôi; chưa có công trình để xử lý các dòng chảy có chứa asen, có tính axits vượt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường… và kết luận “trong năm 2015 phải hoàn thành xây dựng trạm xử lý nước thải  thoát ra từ moong khai thác (sau hồ chứa đuôi quặng  ôxit, đuôi quặng sufua, hồ chứa nước mưa chảy tràn) đạt quy chuẩn môi trường cho phép chảy ra môi trường. Đặc biệt trước khi xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải, công ty kiểm soát chặt chẽ tất cả các dòng nước thải đảm bảo không xả ra môi trường khi chưa đạt quy chuẩn hiện hành.
   
Hệ thống hồ chứa bùn thải đuôi quặng đang trong quá trình hoàn thiện
    
   
  Vậy là đã rõ, với hồ đập không đảm bảo vì không đánh giá hết  những nguy cơ khi gặp sự cố, lại đang trong quá trình xây dựng nên mới xảy ra hiện tượng vỡ khi mưa lớn, còn nguồn thải lúc đạt, lúc vượt chỉ tiêu cho phép, gây ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh. Các cơ quan chức năng đã “chốt” hạn chót phải xử lý triệt để ô nhiễm đến năm 2015, nhưng đến thời điểm này trả lời về những vấn đề liên quan đến xả thải ô nhiễm, bùn thải vỡ ngập ruộng của dân người quản lý môi trường công ty vẫn cho biết  “đang trong quá trình hoàn thiện”.
   
  Tất nhiên, để giải quyết triệt để việc xử lý ô nhiễm, hoàn thiện hồ đập, cần có thời gian, song hiện thực không thể chối bỏ là với những người dân còn đang sống quanh núi Pháo, một năm là quá dài khi hàng ngày phải sống trong cảnh ngập ngụa, ngột ngạt mùi hóa chất và dòng nước thải chứa quá nhiều thủy ngân, asen (những chất độc chết người) cộng với bụi bặm và tiếng ồn đang diễn ra, còn nguồn nước thì không thể sử dụng vào việc tưới tiêu như trước.
   
Qun cht và di dân
   
  “Từ những bức xúc của dân cộng với hiện trạng và kết quả thí nghiệm, chúng tôi rất lo lắng về nguy cơ ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm về lâu dài ở khu vực hiện này. Nếu sự việc không được xử lý dứt điểm, biết đâu vài ba năm nữa ở đây lại xuất hiện những “làng ung thư”, xã “ung thư”? Đó là điều băn khoăn lo lắng của ông Đoàn Văn Tuấn Giám đốc Sở TN&MT Thái Nguyên. Bởi lẽ, tại thời điểm này chất lượng nước mặt đã nhiễm Asen và Flo khá nặng, còn chất lượng môi trường đất thì nồng độ asen vượt nhiều lần cho phép cộng với đồng và thủy ngân. Tất nhiên, chất lượng chất, nước nền tại khu vực này trước đây cũng đã ô nhiễm, song không nặng và nghiêm trọng như bây giờ, rõ ràng, việc khai thác đang chất thêm những hóa chất gây ô nhiễm lên vùng đất vốn đã bị nhiễm nhiều kim loại do ở gần khu vực có mỏ. Chính vì vậy, giải pháp mà Sở TN&MT đưa ra trong giai đoạn “chưa hoàn thiện” hệ thống xử lý nước thải và hồ đập là công ty phải thực hiện các biện pháp quản lý và xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn trước khi xả thải.
   
  Nhưng việc xiết chặt quản lý xả thải cũng vấp phải nhiều khó khăn và khá hài hước khi phải quản một thứ “chưa hoàn thiện” mà đầu ra lại phải là “một sản phẩm đạt chuẩn”(?!). Chính vì vậy, việc di dời toàn bộ người dân khỏi tầm bị ảnh hưởng do tiếng ồn, bụi và nguồn nước ô nhiễm là giải pháp cấp bách hiện nay. Cho dù, vào thời điểm hiện tại, với áp lực kinh tế phải “chịu tải” cho một công ty mới đi vào hoạt động 1 năm, việc đền bù cũng không dễ dàng gì. Song việc công ty phải nỗ lực di dời dân ra khỏi vùng ô nhiễm là điều cấp thiết và cũng  đã được quy định khá rõ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường do Bộ TN&MT phê duyệt. Việc làm này, UBND tỉnh Thái Nguyên cũng không thể “đứng ngoài cuộc”, bởi nếu hoạt động thông suốt, nguồn thuế thu được từ khai thác khoáng sản là không nhỏ, chính vì vậy cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vận động, lên phương án tối ưu di dời dân ra khỏi vùng ô nhiễm trước khi quá muộn. Nếu hôm nay không làm sớm, tương lai hậu quá sẽ như những quan ngại của ông Giám đốc  Sở TN&MT Thái Nguyên đã chỉ ra…
   
Nhóm PV - Báo TNMT
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khai thác khoáng sản tại Núi Pháo - Thái Nguyên: Bài 2: Vén bức màn… ô nhiễm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO