(TN&MT) - Đây là khẳng định của ông Nguyễn Toàn Thắng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh khi trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường nhân dịp Xuân Mậu Tuất 2018. PV: Xin ông cho biết, những kết quả nổi bật trong công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực TN&MT của TP. HCM trong năm 2017?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Năm 2017, ngành TN&MT tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào kết quả hoàn thành kinh tế - xã hội của TP. HCM, trong đó, có chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước vượt kế hoạch đề ra. Theo đó, trong năm qua, TP. HCM đã thu thuế từ tiền sử dụng đất đạt trên 21.000 tỷ đồng.
Năm 2017, Sở TN&MT không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được được cấp trên giao, cũng như các kế hoạch đề ra, đặc biệt, có 22 nội dung công việc hoàn thành xuất sắc, được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đánh giá cao.
Về lĩnh vực đất đai, Sở TN&MT đã trình UBND Thành phố ban hành Quyết định 60/2017QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn thành phố. Quyết định được ban hành trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng tình hình thực tế, đồng thời, ngoài diện tích tối thiểu được tách thửa chung, TP. HCM còn tạo điều kiện cho những hộ nghèo, cận nghèo sẽ được tách thửa đất với diện tích nhỏ hơn, nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống.
Sở TN&MT cũng trình Thành ủy TP. HCM ban hành Chỉ thị số 17/CT/TU về tăng cường lãnh đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thu hồi đất, góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2020.
Mỗi năm, TP. HCM thu hút hàng trăm dự án đầu tư nên nhu cầu sử dụng đất là rất lớn. Vì vậy, việc tạo quỹ đất sạch để sẵn sàng phục vụ nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, cũng như các dự án phát triển hạ tầng của thành phố là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Sở TN&MT. Bên cạnh đó, là việc giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất sau khi được giao của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.
Theo đó, năm 2017, Sở TN&MT đã trình UBND thành phố ban hành 51 quyết định giao - thuê đất với tổng diện tích là 270 ha, công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức là 165 quyết định với tổng diện tích là 687 ha. Đối với dự án chậm triển khai, không khả thi, UBND thành phố đã hủy bỏ, chấm dứt văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của 577 dự án, diện tích 5.915,1ha và đã điều chỉnh, cắt giảm quy mô diện tích của 10 dự án giảm 33,84ha.
Về lĩnh vực môi trường, TP. HCM tiếp tục triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2021 (theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X) với 4 mục tiêu, 17 chỉ tiêu cụ thể; 5 nhóm nhiệm vụ (27 giải pháp); 54 đề án, dự án ưu tiên. Đến nay, thành phố đã hoàn thành 4/17 chỉ tiêu: 100% nước thải bệnh viện, được xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100 % (21/21) KCN, KCX, cụm CN có hệ thống xử lý nước thải tập trung; tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán trên 40%; 100% hộ dân thành phố được sử dụng nước sạch…
Tháng 6/2017, HĐND TP. HCM đã dành trọn kỳ họp thứ V chỉ để bàn và thông qua Nghị quyết về công tác BVMT đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn. Theo Nghị quyết này, đến năm 2020, TP. HCM giảm tỷ lệ chôn lấp rác còn 50% và đến năm 2025 còn 20%; hoàn thành việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư; đến năm 2018, đảm bảo 100% người dân được tiếp cận thông tin về BVMT.
Trong năm qua, Sở TN&MT đã phân cấp cho UBND 24 quận huyện được quyền chủ động đấu thầu, lựa chọn các dịch vụ quét dọn, thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn, trực tiếp quản lý công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Việc phân cấp này đã góp phần tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại cơ sở, chấn chỉnh những tồn tại và từng bước chuyên nghiệp hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải.
Ngày 29/11/2017, lần đầu tiên, TP. HCM tổ chức kêu gọi đầu tư vào công nghệ xử lý đốt rác phát điện, trên 40 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chào hàng các công nghệ xử lý rác hiện đại nhất thế giới hiện nay. Tại Hội nghị này, lãnh đạo thành phố đã biểu thị quyết tâm xây dựng những khu xử lý rác hiện đại nhất thế giới; đồng thời khẳng định sẽ tiến hành đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư một cách công khai, minh bạch.PV: Trong năm 2018, Sở TN&MT TP. HCM sẽ tập trung triển khai những nhiệm vụ chính nào, thưa ông ?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Ngay từ đầu năm 2018, Sở TN&MT đã phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỉ niệm 15 năm thành lập ngành TN&MT TP. HCM. Theo đó, năm 2018, toàn thể cán bộ, nhân viên ngành TN&MT thành phố sẽ quyết tâm hoàn thành 4 chỉ tiêu do Thành ủy, 17 nhiệm vụ do UBND thành phố, 27 nhiệm vụ do Ban Giám đốc Sở TN&MT giao.
Trong đó, ngành TN&MT tiếp tục có những đóng góp đậm nét hơn nữa vào kết quả phát triển KT - XH chung của thành phố. Đồng thời, Sở sẽ kiến nghị Thành ủy, UBND, HĐND thành phố xem về cơ cấu thu chi, tăng số phần trăm để lại từ số thuế thu thừ tiền sử dụng đất lại cho ngành TN&MT, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đầu tư trang thiết bị, máy móc… nhằm phục vụ tốt hơn nữa người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, đến tháng 3/2018, Sở TN&MT sẽ trình UBND thành phố các Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM bao gồm: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất lúa trên 10ha để trình HĐND thành phố quyết định; kế hoạch đề xuất tăng một số loại môi trường trên địa bàn thành phố; kế hoạch đề xuất được ủy quyền cho chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai 24 quận huyện được ký và đóng dấu đối với cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
PV: Trong thời gian qua, Sở TN&MT được biết đến là một trong những đơn vị của thành phố đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cách thức phục vụ nhân dân theo hướng ngày càng tốt hơn, ông có thể cho biết rõ hơn về công tác này?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Đây được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành và thực hiện của cán bộ, công chức Sở TN&MT. Trong năm vừa qua, với những nỗ lực và sáng tạo trong chỉ đạo điều hành của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở đã từng bước thay đổi cách thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức của Sở TN&MT nói riêng và của ngành TN&MT trên địa bàn thành phố nói chung.
Nhiều giải pháp đã được thực hiện như: Viết thư xin lỗi dân nếu trả hồ sơ trễ hạn, kiểm tra độ hài lòng của dân thông qua các kênh thông tin của thành phố, kịp thời giải quyết những phán ánh của các cơ quan, báo đài cũng như những bức xúc của người dân và doanh nghiệp...
Đồng thời, Sở đã ban hành văn bản chỉ đạo chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và thái độ, hành vi của công chức, viên chức, chỉ đạo thực hiện tốt các quy định về tiếp, đối thoại với người dân và doanh nghiệp; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ và chấp hành kỷ luật, kỷ cương; xử lý nghiêm các công chức, viên chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương và đưa kết quả xử lý vào đánh giá công chức, viên chức cuối năm.
Bằng nhiều cách thức và với sự chuyển biến tích cực trong thực thi công vụ của cán bộ công chức đã góp phần mang lại sự hài lòng của người dân trên địa bàn thành phố trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực TN&MT. Theo kết quả đánh giá tại bộ phận một cửa của Sở, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng đạt 96,5 %; bình thường chiếm 3,5%; không hài lòng chiếm 0%.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Năm 2017, ngành TN&MT tiếp tục có những đóng góp quan trọng vào kết quả hoàn thành kinh tế - xã hội của TP. HCM, trong đó, có chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước vượt kế hoạch đề ra. Theo đó, trong năm qua, TP. HCM đã thu thuế từ tiền sử dụng đất đạt trên 21.000 tỷ đồng.
Năm 2017, Sở TN&MT không ngừng nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được được cấp trên giao, cũng như các kế hoạch đề ra, đặc biệt, có 22 nội dung công việc hoàn thành xuất sắc, được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đánh giá cao.
Về lĩnh vực đất đai, Sở TN&MT đã trình UBND Thành phố ban hành Quyết định 60/2017QĐ-UBND quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa trên địa bàn thành phố. Quyết định được ban hành trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng tình hình thực tế, đồng thời, ngoài diện tích tối thiểu được tách thửa chung, TP. HCM còn tạo điều kiện cho những hộ nghèo, cận nghèo sẽ được tách thửa đất với diện tích nhỏ hơn, nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống.
Sở TN&MT cũng trình Thành ủy TP. HCM ban hành Chỉ thị số 17/CT/TU về tăng cường lãnh đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thu hồi đất, góp phần ổn định tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2020.
Mỗi năm, TP. HCM thu hút hàng trăm dự án đầu tư nên nhu cầu sử dụng đất là rất lớn. Vì vậy, việc tạo quỹ đất sạch để sẵn sàng phục vụ nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp, cũng như các dự án phát triển hạ tầng của thành phố là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Sở TN&MT. Bên cạnh đó, là việc giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất sau khi được giao của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả.
Theo đó, năm 2017, Sở TN&MT đã trình UBND thành phố ban hành 51 quyết định giao - thuê đất với tổng diện tích là 270 ha, công nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức là 165 quyết định với tổng diện tích là 687 ha. Đối với dự án chậm triển khai, không khả thi, UBND thành phố đã hủy bỏ, chấm dứt văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của 577 dự án, diện tích 5.915,1ha và đã điều chỉnh, cắt giảm quy mô diện tích của 10 dự án giảm 33,84ha.
Về lĩnh vực môi trường, TP. HCM tiếp tục triển khai Chương trình Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2021 (theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X) với 4 mục tiêu, 17 chỉ tiêu cụ thể; 5 nhóm nhiệm vụ (27 giải pháp); 54 đề án, dự án ưu tiên. Đến nay, thành phố đã hoàn thành 4/17 chỉ tiêu: 100% nước thải bệnh viện, được xử lý đạt quy chuẩn môi trường; 100 % (21/21) KCN, KCX, cụm CN có hệ thống xử lý nước thải tập trung; tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh phân tán trên 40%; 100% hộ dân thành phố được sử dụng nước sạch…
Tháng 6/2017, HĐND TP. HCM đã dành trọn kỳ họp thứ V chỉ để bàn và thông qua Nghị quyết về công tác BVMT đô thị, khu dân cư và quản lý chất thải trên địa bàn. Theo Nghị quyết này, đến năm 2020, TP. HCM giảm tỷ lệ chôn lấp rác còn 50% và đến năm 2025 còn 20%; hoàn thành việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong khu dân cư; đến năm 2018, đảm bảo 100% người dân được tiếp cận thông tin về BVMT.
Trong năm qua, Sở TN&MT đã phân cấp cho UBND 24 quận huyện được quyền chủ động đấu thầu, lựa chọn các dịch vụ quét dọn, thu gom và vận chuyển rác sinh hoạt trên địa bàn, trực tiếp quản lý công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Việc phân cấp này đã góp phần tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại cơ sở, chấn chỉnh những tồn tại và từng bước chuyên nghiệp hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải.
Ngày 29/11/2017, lần đầu tiên, TP. HCM tổ chức kêu gọi đầu tư vào công nghệ xử lý đốt rác phát điện, trên 40 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã chào hàng các công nghệ xử lý rác hiện đại nhất thế giới hiện nay. Tại Hội nghị này, lãnh đạo thành phố đã biểu thị quyết tâm xây dựng những khu xử lý rác hiện đại nhất thế giới; đồng thời khẳng định sẽ tiến hành đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư một cách công khai, minh bạch.PV: Trong năm 2018, Sở TN&MT TP. HCM sẽ tập trung triển khai những nhiệm vụ chính nào, thưa ông ?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Ngay từ đầu năm 2018, Sở TN&MT đã phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỉ niệm 15 năm thành lập ngành TN&MT TP. HCM. Theo đó, năm 2018, toàn thể cán bộ, nhân viên ngành TN&MT thành phố sẽ quyết tâm hoàn thành 4 chỉ tiêu do Thành ủy, 17 nhiệm vụ do UBND thành phố, 27 nhiệm vụ do Ban Giám đốc Sở TN&MT giao.
Trong đó, ngành TN&MT tiếp tục có những đóng góp đậm nét hơn nữa vào kết quả phát triển KT - XH chung của thành phố. Đồng thời, Sở sẽ kiến nghị Thành ủy, UBND, HĐND thành phố xem về cơ cấu thu chi, tăng số phần trăm để lại từ số thuế thu thừ tiền sử dụng đất lại cho ngành TN&MT, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đầu tư trang thiết bị, máy móc… nhằm phục vụ tốt hơn nữa người dân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, đến tháng 3/2018, Sở TN&MT sẽ trình UBND thành phố các Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM bao gồm: Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất lúa trên 10ha để trình HĐND thành phố quyết định; kế hoạch đề xuất tăng một số loại môi trường trên địa bàn thành phố; kế hoạch đề xuất được ủy quyền cho chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai 24 quận huyện được ký và đóng dấu đối với cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
PV: Trong thời gian qua, Sở TN&MT được biết đến là một trong những đơn vị của thành phố đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính, đổi mới cách thức phục vụ nhân dân theo hướng ngày càng tốt hơn, ông có thể cho biết rõ hơn về công tác này?
Ông Nguyễn Toàn Thắng: Đây được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành và thực hiện của cán bộ, công chức Sở TN&MT. Trong năm vừa qua, với những nỗ lực và sáng tạo trong chỉ đạo điều hành của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở đã từng bước thay đổi cách thức phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức của Sở TN&MT nói riêng và của ngành TN&MT trên địa bàn thành phố nói chung.
Nhiều giải pháp đã được thực hiện như: Viết thư xin lỗi dân nếu trả hồ sơ trễ hạn, kiểm tra độ hài lòng của dân thông qua các kênh thông tin của thành phố, kịp thời giải quyết những phán ánh của các cơ quan, báo đài cũng như những bức xúc của người dân và doanh nghiệp...
Đồng thời, Sở đã ban hành văn bản chỉ đạo chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương và thái độ, hành vi của công chức, viên chức, chỉ đạo thực hiện tốt các quy định về tiếp, đối thoại với người dân và doanh nghiệp; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ và chấp hành kỷ luật, kỷ cương; xử lý nghiêm các công chức, viên chức vi phạm kỷ luật, kỷ cương và đưa kết quả xử lý vào đánh giá công chức, viên chức cuối năm.
Bằng nhiều cách thức và với sự chuyển biến tích cực trong thực thi công vụ của cán bộ công chức đã góp phần mang lại sự hài lòng của người dân trên địa bàn thành phố trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực TN&MT. Theo kết quả đánh giá tại bộ phận một cửa của Sở, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng đạt 96,5 %; bình thường chiếm 3,5%; không hài lòng chiếm 0%.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!