Hòn ngọc xanh giữa Tây Nguyên

02/09/2019 09:02

(TN&MT) - Nét đẹp của TP. Pleiku, Gia Lai không chỉ ở người dân thật thà mến khách mà còn đẹp về phong cảnh hữu tình nên thơ. Chỉ nguyên sự lãng mạn huyền bí của Biển Hồ cũng đủ để nhiều du khách chọn nơi này làm điểm đến để du lịch khám phá.

anh 7,
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Quảng trường Đại đoàn kết

Sau 12 tiếng đi xe tốc hành từ TP. Hồ Chí Minh chúng tôi đến TP. Pleiku (Gia Lai) vào lúc 5 giờ sáng. Từ lưng chừng đồi, Pleiku là một thũng lũng sương đêm được thắp sáng vởi hàng nghìn bóng đèn cao áp ôm vòng quanh thành phố. Khác với cái ồn ào náo nghiệt của Sài Gòn, Hà Nội, người dân Gia Lai còn chìm trong giấc ngủ. Phóng viên Bích Nga, Báo Gia Lai cho biết: “Ở thành phố này, ngoài trừ những người đi chợ đêm, tất cả thức vào lúc 6 giờ sáng. Đó như một tập tục từ lâu đời để lại và người dân đã quen như thế”.

Điểm đầu tiên chúng tôi đến trong chuyến du lịch là Biển Hồ - một địa danh nổi tiếng với nhiều câu chuyện huyền bí lãng mạn, thơ mộng được ví như “đôi mắt Pleiku”. Biển Hồ không chỉ là “lá phổi xanh”, mà còn cung cấp nước ngọt cho toàn bộ người dân phố núi.

Biển Hồ - ẩn chứa nhiều câu chuyện

Cảnh đẹp của Biển Hồ mà thiên nhiên ban tặng ở đây ai cũng dễ dàng nhận thấy, nhưng xung quanh thắng cảnh hữu tình ấy còn có nhiều câu chuyện khá thú vị mà không phải ai cũng biết đến. Thuyết truyền lại, Biển Hồ là tên gọi ngày nay, nhưng thực chất nó là Hồ Tơ Nưng (Ia Nueng) nằm ở phía Bắc Gia Lai, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 7km (thuộc xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Biển Hồ có hình bầu dục, diện tích khoảng 230ha, xung quanh núi bao bọc và rừng thông xanh mát quanh năm. Hồ Tơ Nưng là tên một làng cổ trong huyền thoại. Tại đây, có nhiều người dân sinh sống trong cộng đồng yên vui hòa thuận. Một hôm, từ lòng đất phun lên những ngọn lửa cao vút. Nham thạch chảy tràn cả những ngọn đồi, cuốn cả buôn làng. Nhiều người đã kịp chạy và sống sót. Khi quay trở lại, bao người thân đã mất vì núi lửa thiêu đốt. Vì quá thương những người thân đã chết tại đây, những người còn sống đã thanh khó từ tháng này qua tháng khác. Nước mắt của họ đã chảy thành suối rồi đọng lại vùng trũng giữa thung lũng các ngọn đồi tạo thành hồ. Do nước mắt người trong suốt nên Biển Hồ bao giờ cũng trong.

Đến bây giờ, người dân ở đây vẫn cho rằng, Biển Hồ sâu không đáy. Những năm chiến tranh, Pháp đã khảo nghiệm, đo lòng hồ, nhưng không đo được. Biển Hồ thông tận ta biển Đông. Người Gia Lai tối nay thả gỗ ở Biển Hồ, ngày mai có thể vớt gỗ ấy ở của biển Quy Nhơn (Bình Định). Theo các nhà nghiên cứu, do dưới lòng hồ độ dốc thoải dài thông ra biển, nên gọi là không đáy là thế.

Chị Thu Hồng, chuyên viên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai cho biết: Biển Hồ (hồ Tơ Nưng; Ia Nueng) nguyên là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm. Sự rộng lớn mênh mông của hồ nước này tựa như biển khơi nên người dân địa phương đặt tên là Biển Hồ. Dẫu thiên nhiên khắc nghiệt, nắng hạn đến đâu nhưng từ trước đến giờ nước Biển Hồ này vẫn chưa bao giờ cạn. Biển Hồ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân TP. Pleiku. Đây còn là nơi có nhiều tôm cá, phong cảnh xung quanh hồ rất xinh đẹp, mát mẻ quanh năm và là nơi hẹn hò thú vị của nhiều đôi nam nữ yêu đương, và cả những câu chuyện tình lãng mạn.

anh 8,
Giàn cồng, chiêng hai bên Quảng trường Đại đoàn kết

Quảng trường Đại đoàn kết - niềm tự hào của đất và người

Đến TP. Pleiku, không thể không ghé Quảng trường Đại đoàn kết - biểu tượng và  niềm tự hào của đất và người Gia Lai.

Quảng trường Đại đoàn kết được hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 12/2012 sau hơn hai năm xây dựng. Quảng trường có diện tích rộng 12 ha. Chính diện quảng trường là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh với các dân tộc Tây Nguyên được đúc bằng đồng nguyên chất theo công nghệ gò ép, có chiều cao 10,8 m. Đây là bức tượng đồng Bác Hồ cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm này. Tượng đài Bác Hồ được đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh Thanh Hóa cao 4,5m, cao nhất Việt Nam hiện nay. Phía sau tượng đài Bác Hồ là bức phù điêu uốn cong với những hình ảnh được chạm khắc trên đá Granite rất tinh thế, miêu tả về cảnh sinh hoạt sinh động đất và người các dân tộc anh em Tây Nguyên.

Hai bên tượng đài là dãy cồng chiêng được làm bằng đồng. Theo người dân nơi đây, mỗi lần du khách đến thăm Quảng trường, phải tự mình đánh lên cồng chiêng để lấy may. Một điều đặc biệt khác là cách bố trí cồng chiêng cũng khác. Tất cả đều treo số lẻ. Cồng, hoặc chiêng chỉ treo 5, 7 cái, kể cả bậc lên tượng đài Bác Hồ cũng là số lẻ (11 bậc). “Đây là phong tục, nét văn hóa của người Gia Lai. Số lẻ bao giờ cũng may mắn trong cuộc sống”, Ông Y Ê Niêng, người giữ hồn cồng chiêng ở khu di tích Quảng trường Đại đoàn kết này cho biết.

Theo baotainguyenmoitruong.vn
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hòn ngọc xanh giữa Tây Nguyên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO