(TN&MT) - Nhiều ngày qua, người dân xóm Cột Bài (xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn) đã đổ khối đá lớn chặn đường vào Công ty Nam Thịnh không cho hoạt động bởi phát...
(TN&MT) - Nhiều ngày qua, người dân xóm Cột Bài (xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn) đã đổ khối đá lớn chặn đường vào Công ty Nam Thịnh không cho hoạt động bởi phát hiện doanh nghiệp lợi dụng lúc trời mưa lớn để xả thải trộm ra môi trường gây ô nhiễm...
Báo TN&MT nhận được phản ánh của người dân xóm Cột Bài, xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình bức xúc về việc Công ty Nam Thịnh (hoạt động về lĩnh vực sang chai đóng gói các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật) xả thải gây ô nhiễm môi trường, nước thải có mùi khó chịu nhiều năm nay.
Chia sẻ với PV, bà Đinh Thị Điền - Bí thư chi bộ xóm Cột Bài cho biết: “Tối 27/05, tôi có đi qua đoạn đường trước cổng nhà máy, bỗng thấy hiện tượng bất thường là nước thải ra từ cổng Công ty xả ra trắng xóa, mùi nồng nặc như thuốc trừ sâu. Tôi đã báo cáo với xã và tổ chức lập biên bản hiện trường. Chúng tôi rất lo lắng vì ô nhiễm môi trường và đề nghị công ty di dời ra khởi khu vực xóm”.
Tương tự, ông Hoàng Mạnh Quân - một người dân xóm Cột Bài cho biết: “Chúng tôi bây giờ đang rất lo lắng khi có nhà máy thuốc bảo vệ thực vật ở đây. Xóm đã kiến nghị nhiều lần, nhưng khi cơ quan chức năng đến kiểm tra đều bảo đạt tiêu chuẩn cho phép".
Người dân lập lán, đổ đá chặn trước cổng Công ty Nam Thịnh vì xả thải gây ô nhiễm môi trường.
"Việc cả trăm người tụ tập, lấp đá trước cổng công ty là người dân tự cứu lấy đời sống của mình. Công ty này nằm ở đầu nguồn nước từ trên cao, phía rừng đầu nguồn mỗi khi mưa lớn thì nước chảy xuống nên ngấm xuống lòng đất khiến cả làng phải hứng chịu giếng nước thì ô nhiễm, mùi hôi thối không thể sử dụng được'', chị Nguyễn Thị Mai - một người dân khác cho biết.
Được biết, vào sáng ngày 03/06, người dân xóm Cột Bài đã cử đại diện vào Công ty Nam Thịnh làm việc. Nguyện vọng của bà con là yêu cầu Công ty này dừng hoạt động và di dời toàn bộ dự án ra khỏi địa bàn. Do nhà máy không thực hiện, chiều cùng ngày bà con xóm Cột Bài đã tập trung chở đá và lấp đường ngăn không cho xe ra vào tại cổng công ty.
Theo ghi nhận của PV Báo TN&MT, tại thời điểm ngày 06/06, người dân vẫn cắt cử người để trông giữ ''lô cốt'' đã dựng lên từ lâu nay.
Người dân xóm Cột Bài đã dùng đá chặn trước cổng Công ty Nam Thịnh và yêu cầu doanh nghiệp ngừng sản xuất, di dời đi nơi khác.
Để tìm hiểu thực hư sự việc, PV Báo TN&MT đã có buổi làm việc với bà Nguyễn Thúy Bình - Giám đốc Công ty Nam Thịnh. Bà Bình cho biết: "Việc thuốc bảo vệ thực vật tràn ra suối vào ngày 27/05 là do trời mưa to, gió lớn. Hôm đó, anh Lê Văn Cường là công nhân mới vào làm việc đã bất cẩn làm đổ một lượng nhỏ thuốc bảo vệ thực vật, hoạt chất Abmectin (loại thuốc trừ sâu sinh học) xuống rãnh thoát nước của công ty và chảy ra môi trường trên diện tích khoảng 8m2".
"Loại hoạt chất này khi gặp nước khuếch tán tạo bọt trắng như xà phòng. Ngay sau đó, cán bộ, nhân viên công ty đã kịp thời ngăn chặn và xử lý không để lượng thuốc chảy loang thêm ra môi trường", bà Bình cho biết thêm.
Tuy nhiên, với mong muốn làm rõ về việc chấp hành pháp luật cũng như công tác bảo vệ môi trường tại công ty, PV đã đề nghị bà Bình cung cấp thêm một số hồ sơ liên quan như giấy phép xả thải, giấy phép tận thu nguồn nước, hợp đồng vận chuyển chất thải nguy hại, hồ sơ ĐTM... thì vị này cho biết công ty đều có đầy đủ nhưng chưa thể cung cấp.
Trước sự việc trên, đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống cũng như tránh gây mất trật tự an ninh tại địa phương.
(TN&MT) - Trong thời gian dài vừa qua, tình trạng nhiều doanh nghiệp thực hiện việc tập kết, kinh doanh cát, sỏi hai bên bờ sông Đà đang là nỗi nhức nhối đối với chính quyền thành phố Hoà Bình. Đồng thời, một số điểm còn tạo ra nỗi “khiếp đảm” đối với người dân trên một số khu vực ven sông Đà mỗi khi mùa mưa lũ đến.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Tài nguyên nước - Nguyễn Thủy (thực hiện) - 10:38 21/03/2023
(TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
(TN&MT) - Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, phiên chất vấn lần này là dịp để các trưởng ngành cung cấp đến công chúng, cử tri những thông tin chính thống về kết quả công tác của ngành mình; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ngành tư pháp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi trong giai đoạn mới.
Trong nước - Thúy Nhi - Khương Trung - 18:14 19/03/2023
Chiều 19/3, tại Hà Nội, Hội báo toàn quốc 2023 do Hội Nhà báo Việt Nam và UBND TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã bế mạc sau 3 ngày diễn ra trong không khí tưng bừng với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
(TN&MT) - Xác định lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) có vai trò rất lớn, có tính quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương, vì vậy, việc triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã được tỉnh Bà Rịa - Vũng...
(TN&MT) - Tình trạng rác thải tràn lan vốn không còn xa lạ với cư dân thành thị, nhưng tại ngõ 7 Tôn Thất Thuyết (Cầu Giấy, Hà Nội), tình trạng rác thải tồn đọng, chất đống, tràn lan ra đường ở mức... đáng báo động.
(TN&MT) - Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với rác thải nhựa”, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã triển khai hiệu quả mô hình “biến rác thành tiền”.
(TN&MT) - Chiều 20/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức buổi trao đổi với các chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp nhằm chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giá điện và hợp đồng mua bán điện đối...
(TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo...
(TN&MT) - “Tôi say với nghề rừng lắm”, đó là câu nói được lặp lại nhiều lần trong câu chuyện với chúng tôi của một người dân xã Lâm Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Với người nông dân này và cũng như với tất cả người dân ở xã,...
(TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập...
Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất;...
Nhen nhóm ý tưởng từ thời sinh viên, sau khi ra trường đi làm một thời gian nhận thấy niềm đam mê với đất, với cây mắc ca không ngừng thôi thúc, anh Nguyễn Trọng Học nghỉ làm trở về quê hương khởi nghiệp từ mô hình trồng cây mắc ca....
(TN&MT) - Ngày 20/3, tại Hà Nội, Hội chủ rừng Việt Nam phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phát triển tổ chức tọa đàm “Giải pháp quản lý và sử dụng 3,3 triệu ha rừng chưa giao do UBND xã quản lý”.
Xuân Long là một trong những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Yên Bình (Yên Bái) với trên 90% là đồng bào dân tộc sinh sống. Vì vậy, việc hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới đã khó, việc giữ vững và nâng cao...
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa tổ chức tổng kết dự án thí điểm NAMA – Hệ thống chiếu sáng sử dụng năng lượng hiệu quả ở TP. Huế (VIE/401) và dự án thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu (BĐKH - VIE/433) do Chính phủ Luxembourg...