Hậu Giang: Nhiều giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản

06/09/2017 00:00

(TN&MT) - Nhằm ngăn chặn tình trạng thác thủy sản bằng các dụng cụ đánh bắt mang tính tận diệt, trong thời gian qua các cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang một mặt...

 

(TN&MT) - Nhằm ngăn chặn tình trạng thác thủy sản bằng các dụng cụ đánh bắt mang tính tận diệt, trong thời gian qua các cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang một mặt tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời tiến hành thả cá để tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Lực lượng chức năng tỉnh Hậu Giang lập biên bản 1 trường hợp dùng ghe cào sử dụng các loại dụng cụ cấm để đánh bắt thủy sản trên sông Hậu thuộc địa bàn huyện Châu Thành.
Lực lượng chức năng tỉnh Hậu Giang lập biên bản 1 trường hợp dùng ghe cào sử dụng các loại dụng cụ cấm để đánh bắt thủy sản trên sông Hậu thuộc địa bàn huyện Châu Thành.

Phát hiện nhiều trường hợp vi phạm

Theo Chi cục Thủy sản- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang, trong 6 tháng đầu năm 2017, chi cục đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức được 13 đợt kiểm tra trên các tuyến sông, kênh, rạch, phát hiện 12 trường hợp vi phạm, trong đó có 7 trường hợp sử dụng xung điện bắt cá, 5 trường hợp sử dụng lưới có kích thước không đúng quy định. Tất cả các trường hợp này đã bị đoàn kiểm tra lập biên bản và xử phạt theo quy định của phát luật.

Bà Lê Kim Ngọc, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang cho hay, tỉnh Hậu Giang với đặc thù có nhiều kênh, rạch, nên nghề khai thác thủy sản được xem là nghề phụ của người dân ở vùng nông thôn. Hiện nay, do nguồn lợi thủy sản ngày càng giảm sút, để đánh bắt được cá, tôm, người dân đã sử dụng  nhiều loại dụng cụ đánh bắt bị cấm. Qua kiểm tra các hành vi vi phạm thường gặp là sử dụng điện, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định; đánh bắt cá lòng ròng, cá rô non, đánh bắt cá bố mẹ trong mùa sinh sản.

Hiện nay, tại các tuyến kênh, rạch nội đồng thuộc địa bàn huyện Vị Thủy, Châu Thành A...Không khó để bắt gặp một số người dân sử dụng xung điện để đánh bắt cá. Anh L. Lý do mà nhửng người dùng xung điện đánh bắt cá đưa ra là vì trong thời gian gần đây nguồn cá tự nhiên suy giảm đáng kể, do vậy họ phải sử dụng xung điện mới bắt được cá chứ không thể đặt lờ, dớn như trước đây được...

Việc đánh bắt cá bằng xung điện không chỉ làm chết hầu hết các loài cá, thủy sinh đang sinh sống trong vùng mà người dân sử dụng xung điện. Chưa kể là có không ít trường hợp người trực tiếp sử dụng xung điện để khai thác thủy sản gặp tai nạn nguy hiểm đến tính mạng của bản thân mình.

Ngoài tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện, việc sử dụng lưới có mắt lưới nhỏ và ghe cào có sử dụng bộ kích điện trên các tuyến sông, kênh, rạch hiện nay còn diễn ra khá phổ biến, nhất là tại một số tuyến kênh và sông lớn trên địa bàn thị xã Ngã Bảy, huyện Châu Thành, Phụng Hiệp…

Theo bà Lê Kim Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết thì, trong thời gian tới, Chi cục thủy sản sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân ý thức được tác hại của việc đánh bắt cá con và sử dụng điện khai thác thủy sản. Đồng thời, phối hợp với các ban quản lý chợ cùng lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở tiểu thương không buôn bán các loại cá con, cũng như xử lý nghiêm những hành vi vi phạm như đánh bắt, khai thác thủy sản bằng xung điện, ghe cào có gắn bộ kích điện, các loại dụng cụ cấm.

Cần chung tay tái tạo nguồn lợi thủy sản

Bênh cạnh tăng cường kiểm tra, xử lý những trường hợp đánh bắt thủy sản trái phép, thì trong thời gian gần đây UBND tỉnh Hậu Giang và các ngành chức năng, địa phương cũng rất quan tâm đến việc duy trì và tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên, trong đó hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản là một cuộc vận động thiết thực nhất. Hàng năm cứ vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 9, các cơ quan và địa phương phối hợp tổ chức ra quân  thả hàng trăm ngàn con cá thát lát, hô, trê, rô đồng, phi, sặc rằn, hường, chép... tại các tuyến sông lớn như sông Cái Côn (TX. Ngã Bảy), kênh Xáng Xà No... Mục tiêu của hoạt động này là bổ sung, tái tạo một số loài thủy sản bản địa đã suy giảm, đồng thời đa dạng các loài thủy sản. Cùng với đó, tạo điều kiện cho nguồn thủy sản sẽ tiếp tục phát triển, giúp cho cộng đồng sống bằng nghề đánh bắt cá ổn định thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị trên địa bàn.

Năm 2017, địa điểm được các cơ quan, hội đoàn thể... tỉnh Hậu Giang  chọn làm nơi tổ chức thả cá tại sông Nước Đục - khu vực bến đò Tư Sáng, nơi giao nhau giữa 2 xã Tân Tiến (TP. Vị Thanh) và xã Vĩnh Viễn (huyện Long Mỹ). Đợt này, hàng trăm ngàn con cá thát lát, cá hô, cá trê, cá rô đồng, … được thả ra môi trường tự nhiên, với tổng kinh kinh phí khoảng 135 triệu đồng, trong đó phần lớn là nguồn vận động xã hội hóa.

Chủ tịch Hội Thủy sản tỉnh Hậu Giang, Bùi Văn Chợ cho biết: “Hưởng ứng hoạt động thả cá giống hàng năm để tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua Hội đã vận động được hơn 10 mạnh thường quân, công ty và một số hộ dân tham gia hỗ trợ mua cá giống về thả xuống các tuyến sông lớn....".

Không chỉ các cơ quan chức năng, địa phương đang tích cực tham gia hưởng ứng hoạt động thả cả tái tạo nguồn lợi thủy sàn, mà trong thời gian gần đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hậu Giang cũng đẩy mạnh tuyên tuyên, vận động tăng ni, phạt tử tham gia tích cực hoạt động thả cá, phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Từ công tác tuyên truyền này, nhiều địa phương như TP. Vị Thanh, huyện Vị Thủy…đã tổ chức được nhiều đợt thả cá do người dân, tăng ni thực hiện. Đặc biệt, tại khu vực 1, phường III, TP. Vị Thanh, đã thành lập một Điểm thả cá thường xuyên. Điểm thả cá đã duy trì họat động được hơn 1 năm nay, sinh hoạt vào thứ 7 hàng tuần, thu hút hàng trăm lượt người dân, tăng ni, phật tử tham gia. Ông Trần Văn Hải, thành viên của Điểm thả cá thường xuyên này cho hay: “Chúng tôi muốn góp phần huy động xã hội hóa công tác tái tạo nguồn lợi, thả bổ sung giống thủy sản trên địa bàn, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an sinh xã hội…”.

Hoạt động thả cá mà các cơ quan, hội đoàn thể, người dân... ở tỉnh Hậu Giang đã và đang thực hiện là thông điệp kêu gọi sự đồng thuận, chung tay của cả cộng đồng cùng tham gia bảo vệ hiệu quả, bền vững trong điều kiện nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày một suy giảm.

Lê Hùng- M.Linh

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hậu Giang: Nhiều giải pháp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO