Hải Phòng: Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát về công tác đo đạc và bản đồ

17/01/2018 15:31

(TN&MT) - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy...

(TN&MT) - Ngày 17/1/2018, Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm trưởng đoàn, đã khảo sát công tác thực hiện chính sách, pháp luật về đo đạc và bản đồ tại TP Hải Phòng. Tham gia cùng đoàn công tác có Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa.

Làm việc với đoàn, về phía TP Hải Phòng có ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng; ông Bùi Thanh Tùng, Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP Hải Phòng và đại diện các sở, ngành liên quan...

Trên địa bàn TP Hải Phòng hiện có 13 đơn vị được Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Ngoài ra còn có 2 đơn vị: Đoàn Đo đạc Biên vẽ hải đồ và Nghiên cứu biển (Bộ tham mưu hải quân); Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Miền Bắc (Tổng Công ty an toàn hàng hải Miền Bắc) hoạt động trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ đường sông, đường biển, biển đảo. Trung tâm Công nghệ thông tin (Sở Tài nguyên và Môi trường) quản lý, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ. Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên - môi trường thực hiện nhiệm vụ duy tu, bảo dưỡng các điểm mốc tọa độ.
Anh
Đoàn công tác làm việc với TP Hải Phòng

Cuối năm 1995, TP Hải Phòng được Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) xây dựng và bàn giao mạng lưới địa chính cơ sở phủ trùm toàn thành phố, tổng số điểm 284 điểm; xây dựng 799 điểm lưới địa chính cấp 1 và 1569 điểm địa cấp 2. Tình trạng các mốc địa chính cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các công trình, dự án lớn của thành phố. Hồ sơ lưới khống chế tọa độ được lưu trữ ở Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, đủ đáp ứng yêu cầu khai thác của các tổ chức, cá nhân. Năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao cho thành phố 510 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2.000 (chiếm khoảng 43% diện tích thành phố) và 67 mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 phủ trùm toàn thành phố.
Anh 1
TP Hải Phòng tặng quà lưu niệm đoàn công tác

TP Hải Phòng hiện có 108/224 xã, phường, thị trấn được đo vẽ bản đồ địa chính với diện tích 71.878,2/152.336,9 ha (48,2% về số xã, phường, thị trấn và 47,2% về diện tích). Hệ thống bản đồ trên giấy, bản đồ ở Hệ tọa độ HN-72 được số hóa, chuyển đổi về Hệ VN-2000, đến nay trên địa bàn thành phố thống nhất sử dụng bản đồ địa chính ở Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 105 độ 45 phút múi chiếu 3 độ. Tài liệu bản đồ, hồ sơ địa chính được bàn giao cho các địa phương để sử dụng trong công tác quản lý đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất. Thành phố thành lập 3 bộ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính cấp thành phố; 52 bộ hồ sơ cấp huyện và 1.080 bộ hồ sơ cấp xã.

Để nâng cao công tác quản lý nhà nước và hoạt động đo đạc, bản đồ, TP Hải Phòng đề nghị: Quốc hội sớm thông qua Luật Đo đạc và Bản đồ để triển khai thống nhất, đồng bộ trong cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam tạo điều kiện cho TP Hải Phòng tham gia các chương trình, dự án, đề án đo đạc, bản đồ và Trung ương, Bộ. Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ sớm hoàn thành Dự án 513 (phân định đường địa giới hành chính giữa các tỉnh, xác định đường địa giới khu vực biển đối với địa phương giáp biển) trình Quốc hội phê duyệt làm căn cứ thực hiện quản lý theo địa giới hành chính.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hải Phòng: Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát về công tác đo đạc và bản đồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO