Hải Phòng ứng phó với BĐKH: Hiệu quả từ mô hình tạo sinh kế bền vững

06/11/2014 00:00

(TN&MT) - Sử dụng tiết kiệm tài nguyên - bảo vệ môi trường là giải pháp quan trọng hàng đầu của ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH).

(TN&MT) - Sử dụng tiết kiệm tài nguyên - bảo vệ môi trường là giải pháp quan trọng hàng đầu của ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH). Chính vì vậy, duy trì môi trường bền vững, cuộc sống hài hòa với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để ổn định cuộc sống lâu dài là mô hình mà huyện đảo Cát Hải (TP. Hải Phòng) triển khai để bước đầu ứng phó với BĐKH ở khu vực đảo.
   
Thay đi thói quen không d!
   
  Khu vực biển Hải Phòng, đặc biệt là quanh đảo Cát Bà thường xuất hiện hiện tượng “thủy triều đỏ”, một hiện tượng xấu về môi trường biển gây tổn hại hàng trăm ha ngao, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
   
  Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hải sản, nguyên nhân của hiện tượng này là do lượng thức ăn dư thừa từ các lồng bè nuôi thuỷ sản. Thực tế này cảnh báo, mức độ ảnh hưởng và sự xuất hiện của hiện tượng thủy triều đỏ sẽ không dừng. Bởi tại khu vực Cát Bà, Đồ Sơn, còn nhiều loài tảo có khả năng bùng phát, không chỉ gây ảnh hưởng đến vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để giảm thiểu tác động xấu do thủy triều đỏ, các chuyên gia khuyến cáo, bà con cần thay đổi phương pháp nuôi trồng thủy sản (NTTS) theo hướng thân thiện môi trường, giảm thiểu lượng thức ăn, kiểm soát nguồn phát thải, nuôi trồng loại rong biển có ích để cải tạo môi trường nước… Tuy vậy, số hộ dân tuân thủ, áp dụng phương pháp nuôi thả theo hướng thân thiện môi trường không nhiều.
   
   
  Theo kết quả quan trắc vùng nuôi cá lồng bè trên biển Cát Bà, Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1), tháng 8/2013, sau khi xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ: Môi trường nước tại vịnh Bến Bèo có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, hàm lượng COD và NH4+ cao hơn giới hạn cho phép về chất lượng nước vùng ven bờ sử dụng cho mục đích NTTS và bảo tồn thủy sinh; hàm lượng ô-xy hòa tan thấp chỉ đạt 3,25 – 4,07 mg/l gây bất lợi cho cá nuôi, có 11 loài tảo độc hại. Song, người dân vẫn duy trì phương thức nuôi thả cũ, dù biết thiệt hại cho cả môi trường và sản xuất, mật độ nuôi dày, sử dụng cá sống làm thức ăn trong NTTS để có năng suất thời gian thu hoạch ngắn hơn. Tuy nhiên lượng thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng năng suất NTTS. Thực tế này diễn ra ở nhiều vùng NTTS ở Hải Phòng.
   
Sinh kế bn vng t rng ngp mn
   
  Xã Phù Long vốn nằm ở vùng đệm của Vườn quốc gia Cát Bà, nơi có gần 700ha rừng ngập mặn (RNM) và bãi triều. Trong “cơn lốc” phá RNM làm đầm nuôi tôm trước đây, nhiều ha RNM ở Phù Long bị chặt hạ khiến người dân điêu đứng vì nguồn sống từ thiên nhiên dần cạn kiệt cộng với ô nhiễm nặng nề từ những vùng nuôi tôm tự phát. Việc khôi phục lại các khu RNM trở nên vô cùng cấp thiết. Trước thực trạng này, Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) đã tài trợ, chủ trì Dự án "Nâng cao khả năng thích ứng của các khu dự trữ sinh quyển ven biển Việt Nam thông qua tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và hỗ trợ phát triển bền vững sinh kế cho người dân ven biển".
   
  Với phương châm "Phát triển để bảo tồn, bảo tồn để phát triển", BQL dự án giao khoán cho các hộ dân trong xã tham gia trông coi và trồng mới RNM. Mỗi ha rừng, người dân được trả tiền trông coi từ 50-100 nghìn đồng/năm, tùy theo từng loại rừng trồng hay rừng tự nhiên. Khi những dải RNM xanh tốt bao quanh những bãi triều ven chân đảo hồi phục, tôm cá trở lại sinh sôi. Bên cạnh mô hình trên, mô hình du lịch sinh thái cộng đồng cũng đang phát huy hiệu quả. Anh Vũ Hồng Hưng, Tổ trưởng Tổ du lịch sinh thái cộng đồng Phù Long cho biết: Tại xã hiện có những tổ, nhóm dịch vụ du lịch như biểu diễn văn nghệ, nhà nghỉ, nấu ăn, hướng dẫn, vận chuyển khách du lịch... Mô hình mang lại cho người dân Phù Long công việc mới, nguồn sống mới từ bảo vệ, khai thác RNM. Vì thế, những cánh RNM ở Phù Long được bảo vệ bền vững, người dân nơi đây thêm kiến thức biết dựa vào thiên nhiên để tạo dựng sinh kế bền vững.
   
  Xã Phù Long (huyện Cát Hải) đã đạt kết quả bước đầu trong việc bảo vệ và trồng mới rừng ngập mặn (RNM). Bà con không chỉ phấn khởi khi được nhận tiền trông coi rừng ngập mặn hằng năm, mà còn yên tâm bởi các đê bao đầm NTTS được bảo vệ vững chắc, tạo môi trường cho các loài thủy sinh trú ngụ, sinh sản. Đồng thời, bờ biển và hệ thống đê tránh bị xói lở do triều cường, bảo đảm an toàn cho người dân sinh sống ở khu vực trong đê… Đặc biệt, không ít người trước đây  từng vì cái lợi trước mắt, thâm gia phá rừng nuôi tôm, nay cũng  tích cực tham gia bảo vệ RNM.
   
  Để có sự chung tay của cộng đồng trong bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH, các cấp chính quyền và người dân vùng bờ mong muốn có thêm nhiều dự án gắn bảo vệ môi trường với bảo đảm sinh kế từ chính tài nguyên thiên nhiên.
Minh vũ
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hải Phòng ứng phó với BĐKH: Hiệu quả từ mô hình tạo sinh kế bền vững
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO