Hà Tĩnh: Nhiều chuyển tích cực trong ngành Tài nguyên và Môi trường

10/01/2019 09:55

(TN&MT) - Năm 2018, ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh chủ động triển khai nhiệm vụ, thực hiện các giải pháp trên cơ sở bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và có những chuyển biến tích cực. 

Giải quyết nhiều việc lớn, việc khó

Chia sẻ niềm vui với những kết quả đạt được, ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết: “Những năm gần đây, đặc biệt là năm 2018, Hà Tĩnh đã nhận được nhiều sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ của Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của Ngành nên đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Không tự mãn với những kết quả đạt được nhưng chúng tôi xem đây là động lực, nguồn động viên để phát huy, tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác năm 2019”.

Hà Tĩnh xác định Cải cách hành chính là yếu tố then chốt trong chiến lược đổi mới và xây dựng tỉnh không chỉ thoát nghèo mà trở nên năng động hơn, phát triển toàn diện hơn.
Hà Tĩnh xác định Cải cách hành chính là yếu tố then chốt trong chiến lược đổi mới và xây dựng tỉnh không chỉ thoát nghèo mà trở nên năng động hơn, phát triển toàn diện hơn.

Trong năm 2018, Hà Tĩnh đã đạt kết quả khá toàn diện trên các mặt phát triển kinh tế - xã hội: Tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 20,8%, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt hơn 12.700tỷ đồng, công tác xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả khả quan (158 xã đạt chuẩn NTM, 68,9% tổng số xã trên toàn tỉnh), quốc phòng an ninh được giữ vững, đặc biệt công tác bảo vệ môi trường được quan tâm tăng cường.

Theo ông Thành, điểm nhấn lĩnh vực TN&MT trong năm qua ở địa phương có thể kể đến việc Hà Tĩnh đã chủ trì, cùng với các Bộ ngành Trung ương tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ, giải quyết các vụ việc tồn đọng kéo dài, khiếu kiện đông người như: Tồn đọng giao đất 55 hộ phía Nam cầu Bến Thủy– Nghi Xuân, đã kéo dài từ năm 1992 đến nay; giao đất trái thẩm quyền tại xã Phú Phong – Hương Khê, huyện Hương Khê; tồn đọng về bồi thường GPMB tại thị xã Kỳ Anh; giải quyết công nhận lại diện tích đất ở có nguồn gốc trước ngày 18/12/1980,...
 

Khu vực hồ xử lý nước thải tại fomorsa
Khu vực hồ xử lý nước thải tại fomorsa

Ngoài ra, sự cố môi trường biển do Công ty Fomosa Hà Tĩnh gây ra vào năm 2016 đã để lại hậu quả nặng nề, riêng lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường phải gánh vác trọng trách, nhiều áp lực lớn trong công tác điều hành. Dù vậy, nhận được sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TNMT và các Bộ ngành Trung ương đến nay Hà Tĩnh đã giải quyết bồi thường xong cho các đối tượng.

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường thường xuyên giám sát, định kỳ kiểm tra, yêu cầu Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) khẩn trương hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo đạt Quy chuẩn Việt Nam, cải tiến và nâng cấp công nghệ để đạt tiêu chuẩn Quốc tế theo yêu cầu của Bộ TNMT. Đến nay, Fomosa đã hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Với việc kiểm soát được môi trường tại fomosa đã góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, tăng hiệu quả sản xuất, đóng góp nguồn thu cho ngân sách. Được biết, năm 2018, Công ty Formosa đã hoạt động ổn định với doanh thu gần 2,6 tỷ USD, đóng góp cho ngân sách 5.700 tỷ đồng.

Nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Cải cách hành chính (CCHC) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thời gian, thủ tục thực hiện cho người dân, doanh nghiệp được Hà Tĩnh xác định là yếu tố then chốt trong chiến lược đổi mới và xây dựng tỉnh không chỉ thoát nghèo mà trở nên năng động hơn, phát triển toàn diện hơn.

Ông Hồ Huy Thành- Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh, cho biết: Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm 2018, Hà Tĩnh đã giải quyết  402.173 hồ sơ (trả đúng hạn 401.494 hồ sơ), đẩy mạnh cơ chế một cửa, một cửa liên thông, liên thông một cửa điện tử. Trong đó, việc đưa vào vận hành Trung tâm hành chính công của tỉnh được xem là bước đột phá trong CCHC, giảm 50% thời gian tiếp nhận hồ sơ.

Ông Hồ Huy Thành- Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh báo cáo với Đoàn công tác của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Ông Hồ Huy Thành- Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh báo cáo với Đoàn công tác của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, ISO điện tử trong hoạt động của cơ quan hành chính. Đến nay, tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước đã được trang bị máy tính, kết nối Internet. 100% cán bộ công chức cấp tỉnh, cấp huyện, 95% CBCC cấp xã được trang bị máy tính; 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện, xã được cung cấp và ứng dụng chữ ký số trong gửi nhận văn bản điện tử; 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, 221/262 UBND cấp xã có Cổng/ trang thông tin điện tử, thông tin được cập nhật liên tục, hiệu quả, tích hợp Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Việc điều hành, tác nghiệp được nâng lên một bước về tính đồng bộ và hiệu quả ứng dụng. Các hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành tác nghiệp, ý kiến chỉ đạo, gửi nhận văn bản, tác nghiệp nội bộ, thư điện tử phát huy hiệu quả. 72% cơ quan nhà nước có hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành được ứng dụng, phát huy hiệu quả, 100% UBND cấp huyện có các hệ thống phần mềm chuyên ngành cho các lĩnh vực.
 

Công ty Formosa hoàn thành các hạng mục bảo vệ môi trường để đi vào hoạt động
Công ty Formosa hoàn thành các hạng mục bảo vệ môi trường để đi vào hoạt động

Bên cạnh mặt thuận lợi, Hà Tĩnh nhìn nhận mặt hạn chế công tác CCHC mặc dù đã được các cấp, các ngành đưa vào kế hoạch công tác hàng năm, nhưng việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện tại một số đơn vị, địa phương chưa thật sự quyết liệt nên hiệu quả chưa cao, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác, kiến thức hành chính còn hạn chế.

Hà Tĩnh nhận thấy ngành  Tài nguyên và Môi trường là lĩnh vực rộng và nhạy cảm, nhất là đất đai có tính chất phức tạp do lịch sử để lại, hồ sơ quản lý không đầy đủ, thiếu chặt chẽ, một số vụ việc khiếu nại, tranh chấp kéo dài, việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính chưa thực hiện được, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến công tác cải cách hành chính cũng như kết nối liên thông giữa các ngành Tài nguyên và Môi trường, Thuế, Kho bạc Nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất chưa đồng bộ.

“Khẩn trương hoàn thiện việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai một cấp theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang được gấp rút triển khai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện tốt công tác cải cách hành chính của Ngành ở địa phương”, ông Hồ Huy Thành- Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh chia sẻ thêm.

Đánh giá về những kết quả trong thực hiện CCHC, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa - Trưởng Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ trong chuyến công tác tại Hà Tĩnh đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả trong công tác CCHC của tỉnh Hà Tĩnh. Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa đề nghị Hà Tĩnh trên những kết quả đạt được cần tập trung tìm hiểu những tồn tại, hạn chế, khó khăn vướng mắc trong qua trình thực hiện, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tại địa phương mình; chủ động nghiên cứu đề xuất triển khai thí điểm các sáng kiến cải cách để tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: Nhiều chuyển tích cực trong ngành Tài nguyên và Môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO