(TN&MT) - UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức chương trình khai mạc “Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2018”. Sư kiện văn hóa đặc sắc này đã thu hút hàng ngàn người dân thủ đô và du khách thập phương về thăm dự.
Lễ hội đình Kim Ngân - Hội nghề kim hoàn năm 2018, được tổ chức vào dịp nhân dân cả nước đang hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vì vậy, các hoạt động văn hóa đa dạng, giàu bản sắc diễn ra với nhiều nội dung như: Lễ rước và dâng hương tôn vinh tổ nghề; trình diễn và giới thiệu đúc đồng Đồng Xâm, dát vàng Kiêu Kỵ, đậu bạc Định Công, kim hoàn Châu Khê, đúc đồng Đại Bái, giao lưu biểu diễn hát Then… càng trở lên đặc biệt thu hút đối với người dân trong nước, cũng như du khách quốc tế đang có mặt tại Hà Nội.
Chia sẻ tại buổi lễ khai mạc Lễ hội đình Kim Ngân - Hội nghề kim hoàn năm 2018, ông Đinh Hồng Phong - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: Đây là một trong những hoạt động văn hóa nằm trong đề án “Tổ chức các lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”. Lễ hội là dấu ấn văn hóa sinh động, có ý nghĩa thiết thực, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tuyên truyền, giáo dục về truyền thống yêu nước, tôn vinh những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, giá trị văn hóa lịch sử quốc gia khu phố cổ Hà Nội.
Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội là mảnh đất linh thiêng, những cũng rất đối hào hoa – nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa và các loại hình nghề truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, Hà Nội trái tim của cả nước còn được biết đến bởi những tên nghề gắn liền với tên phố làm nên 36 phố phường với những phố “Hàng” nổi tiếng đất kinh kỳ. Hiện nay, tại khu vực phố cổ Hà Nội là khu vực tập trung rất nhiều phố nghề với những ngôi đền thờ tổ nghề.
Do đó, UBND Quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2018, nhằm mục đích vừa góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đối với bảo tồn các ngành nghề thủ công truyền thống. Đồng thời thông qua đó cũng nhằm tạo ra sự hấp dẫn, thu hút thêm sự quan tâm của người dân và du khách trong ngoài nước góp phần thúc đẩy phát triển phố nghề Kim hoàn; phát triển kinh tế và du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung,
Để phát huy và nâng tầm những giá trị văn hóa đặc biệt của phố nghề trong khu vực phố cổ Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng và luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản truyền thống; đóng góp có hiệu quả vào công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục truyền thống; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Đình Kim Ngân ở 42-44 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm là một trong những đình cổ của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Phố Hàng Bạc trước đây có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén và đổi tiền của người dân làng Châu Khê (Hải Dương), nghề kim hoàn của người dân làng Định Công (Hà Nội) và Đồng Xâm (Thái Bình).
Cùng với đó, đây cũng được coi là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi trao đổi kinh nghiệm về nghề, giới thiệu và trình diễn nghề của một số làng nghề kim hoàn, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian góp phần tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hóa tín ngưỡng phong phú, đa dạng. Qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội.
Lễ hội đình Kim Ngân được tổ chức với các hoạt động văn hóa tiêu biểu như: Lễ rước kiệu xuất phát từ đình Kim Ngân đi qua các phố Hàng Bạc, Hàng Bè, Hàng Dầu, Lò Sũ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào. Sau lễ rước là các hoạt động dâng hương, biểu diễn văn nghệ dân gian truyền thống; giao lưu với các nghệ nhân kim hoàn.
Tiếp đó, Hội nghề kim hoàn 2018 diễn ra từ ngày 22/4 đến 2/5 tại đình Kim Ngân, gồm các hoạt động: Giới thiệu sản phẩm và trình diễn thao tác một số công đoạn làm nghề kim hoàn; tham quan tuyến phố nghề Hàng Bạc; tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm kim hoàn của các nghệ nhân đến từ các làng nghề: Định Công - Hoàng Mai, Châu Khê - Hải Dương, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, làng nghề đúc đồng Đại Bái - Bắc Ninh, làng nghề dát vàng, bạc Kiêu Kỵ - Gia Lâm.
Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội, sẽ có các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân gian góp phần tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hóa tín ngưỡng phong phú, đa dạng; tọa đàm nói chuyện về phố nghề, làng nghề...
Lễ hội đình Kim Ngân - Hội nghề kim hoàn năm 2018, được tổ chức vào dịp nhân dân cả nước đang hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương và kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vì vậy, các hoạt động văn hóa đa dạng, giàu bản sắc diễn ra với nhiều nội dung như: Lễ rước và dâng hương tôn vinh tổ nghề; trình diễn và giới thiệu đúc đồng Đồng Xâm, dát vàng Kiêu Kỵ, đậu bạc Định Công, kim hoàn Châu Khê, đúc đồng Đại Bái, giao lưu biểu diễn hát Then… càng trở lên đặc biệt thu hút đối với người dân trong nước, cũng như du khách quốc tế đang có mặt tại Hà Nội.
Chia sẻ tại buổi lễ khai mạc Lễ hội đình Kim Ngân - Hội nghề kim hoàn năm 2018, ông Đinh Hồng Phong - Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết: Đây là một trong những hoạt động văn hóa nằm trong đề án “Tổ chức các lễ hội truyền thống trong khu phố cổ và khu vực hồ Hoàn Kiếm”. Lễ hội là dấu ấn văn hóa sinh động, có ý nghĩa thiết thực, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tuyên truyền, giáo dục về truyền thống yêu nước, tôn vinh những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, giá trị văn hóa lịch sử quốc gia khu phố cổ Hà Nội.
Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội là mảnh đất linh thiêng, những cũng rất đối hào hoa – nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa và các loại hình nghề truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, Hà Nội trái tim của cả nước còn được biết đến bởi những tên nghề gắn liền với tên phố làm nên 36 phố phường với những phố “Hàng” nổi tiếng đất kinh kỳ. Hiện nay, tại khu vực phố cổ Hà Nội là khu vực tập trung rất nhiều phố nghề với những ngôi đền thờ tổ nghề.
Do đó, UBND Quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2018, nhằm mục đích vừa góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn đối với bảo tồn các ngành nghề thủ công truyền thống. Đồng thời thông qua đó cũng nhằm tạo ra sự hấp dẫn, thu hút thêm sự quan tâm của người dân và du khách trong ngoài nước góp phần thúc đẩy phát triển phố nghề Kim hoàn; phát triển kinh tế và du lịch trên địa bàn quận Hoàn Kiếm nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung,
Để phát huy và nâng tầm những giá trị văn hóa đặc biệt của phố nghề trong khu vực phố cổ Hà Nội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng và luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản truyền thống; đóng góp có hiệu quả vào công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục truyền thống; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Bà Trần Thị Thúy Lan - Phó Trưởng Ban quản lý phố cổ Hà Nội cho biết: Đình Kim Ngân ở 42-44 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm là một trong những đình cổ của Kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay. Phố Hàng Bạc trước đây có ba nghề khác nhau: nghề đúc bạc nén và đổi tiền của người dân làng Châu Khê (Hải Dương), nghề kim hoàn của người dân làng Định Công (Hà Nội) và Đồng Xâm (Thái Bình).
Cùng với đó, đây cũng được coi là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa thiết thực, không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi trao đổi kinh nghiệm về nghề, giới thiệu và trình diễn nghề của một số làng nghề kim hoàn, đồng thời tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian góp phần tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hóa tín ngưỡng phong phú, đa dạng. Qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội.
Lễ hội đình Kim Ngân được tổ chức với các hoạt động văn hóa tiêu biểu như: Lễ rước kiệu xuất phát từ đình Kim Ngân đi qua các phố Hàng Bạc, Hàng Bè, Hàng Dầu, Lò Sũ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào. Sau lễ rước là các hoạt động dâng hương, biểu diễn văn nghệ dân gian truyền thống; giao lưu với các nghệ nhân kim hoàn.
Tiếp đó, Hội nghề kim hoàn 2018 diễn ra từ ngày 22/4 đến 2/5 tại đình Kim Ngân, gồm các hoạt động: Giới thiệu sản phẩm và trình diễn thao tác một số công đoạn làm nghề kim hoàn; tham quan tuyến phố nghề Hàng Bạc; tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm kim hoàn của các nghệ nhân đến từ các làng nghề: Định Công - Hoàng Mai, Châu Khê - Hải Dương, làng nghề chạm bạc Đồng Xâm - Thái Bình, làng nghề đúc đồng Đại Bái - Bắc Ninh, làng nghề dát vàng, bạc Kiêu Kỵ - Gia Lâm.
Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội, sẽ có các hoạt động văn hóa, nghệ thuật dân gian góp phần tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá cho du khách về phong tục, tập quán, nét văn hóa tín ngưỡng phong phú, đa dạng; tọa đàm nói chuyện về phố nghề, làng nghề...