Bên cạnh đó, Trung tâm còn tổ chức phòng bệnh theo kế hoạch 1 đợt cho 54 lượt cá thể động vật hoang dã; tổ chức điều trị 8 đợt cho 141 lượt cá thể (trăn, khỉ, các loài chim...) bị mắc các bệnh viêm đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp, viêm cơ. Ông Nguyễn Đức Minh thông tin, tính đến hết ngày 19/8, số động vật hoang dã đang cứn hộ, bảo tồn tại Trung tâm là 530 cá thể và 37,2kg rắn các loại.
Căn cứ vào kế hoạch, trong tháng 9, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tiếp tục xây dựng đơn vị theo hướng chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực, từng công việc cụ thể, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác cứu hộ động vật hoang dã. Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các hiệp hội, các vườn thú, các tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác cứu hộ động vật hoang dã để trao đổi, học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn phục vụ nhiệm vụ của đơn vị. Bên cạnh đó, Trung tâm chủ động tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội các biện pháp, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã.
Để hoàn thành nhiệm vụ đề ra, Trung tâm sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, tiếp tục đề nghị Sở NN&PTNT, UBND thành phố Hà Nội cho tiếp tục triển khai dự án mở rộng Trung tâm, đảm bảo đủ diện tích tối thiểu phục vụ công tác cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã.
Trung tâm cũng xác định, lấy động vật hoang dã làm trung tâm, luôn đổi mới, sáng tạo, thay đổi các phương pháp làm việc, phục vụ tốt hơn nữa nhiệm vụ cứu hộ động vật hoang dã theo chức năng nhiệm vụ đã được Sở NN&PTNT, UBND thành phố Hà Nội giao.