Hà Nội: Nỗi ám ảnh của người dân hàng ngày phải đi qua cây “cầu chết“

22/11/2013 00:00

"Cầu khỉ" Phương Nhị - hay còn được gọi là "Cầu chết" nơi giao thương giữa 3 huyện của Hà Nội vẫn đang oằn mình, trơ chọi giữa nhịp sống đô thị hóa.

"Cầu khỉ" Phương Nhị - hay còn được gọi là "Cầu chết" nơi giao thương giữa 3 huyện của Hà Nội vẫn đang oằn mình, trơ chọi giữa nhịp sống đô thị hóa, hiện đại hóa của thành phố. Cây cầu gieo biết bao nỗi ám ảnh về sự ghê rợn và chết chóc cho người dân mỗi khi đi qua.
   
  Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, cầu khỉ Phương Nhị - nối thôn Phương Nhị (xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai) với thôn Trình Viên (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên), được làm tạm bợ bởi những thanh thép, gỗ cây xà cừ, nhưng cây cầu Phương Nhị bắc qua nhánh của sông Nhuệ này đã tồn tại gần 50 năm nay, và đang phải "gồng mình" để phục vụ người dân địa phương đi lại.
   
   
  Bác Nguyễn Xuân Kiên (69 tuổi), người được dân làng cho giữ cầu cho biết: Ngày xưa đây là chiếc cầu được làm bằng tre từ thời chống Mỹ, do bộ đội ta về làng dựng cầu bằng thanh tàu hỏa cho dân làng chạy loạn.
   
  Kể từ đó đến nay tuy là nơi qua lại quan trọng của các huyện nhưng không được quan tâm. Hàng năm thường xuyên có người qua cầu xảy chân ngã xuống. Gần đây nhất một nạn nhân tên Hiền khoảng 3 tháng trước.
   
Cầu chỉ dành cho người đi xe máy, xe đạp và người đi bộ.
   
  Qua quan sát, khung cầu là những thanh thép đã hoen gỉ, các mép hàn chắp vá. Mặt cầu được làm từ những phiến gỗ xà cừ ghép lại nhưng cái thụt cái thò, mục gãy. Mỗi khi đi là cầu rung lắc, thêm vào đó cầu không có lan can nên quy định mọi người phải dắt xe, đi bộ qua đây.
   
  Bác Kiên cho cho biết thêm: "Mỗi năm cứ khi mưa to, cứ mỗi lần xả nước để cứu thành phố thì người dân chúng tôi ở đây vô cùng điêu đứng, không ai dám qua cầu. Bởi lẽ khi thành phố xả , dòng nước cứ ầm ầm đổ về như lũ cuốn theo rác rưởi quấn quanh các trụ cầu, xô nghiêng, có khi làm đổ cầu".
   
Cầu được ghép bởi 136 tấm ván ghỗ gồ ghề, dài 32m, rộng 1.25m, có 4 trụ bằng sắt để đỡ.
   
  "Nếu có cầu mới sẽ giải quyết được vấn đề giao thương, qua lại của nhân dân giúp cuộc sống của nhân dân  được đảm bảo. Hiện tại, để buôn bán hàng người dân phải đi vòng hơn 20km để vào 7 thôn của xã Hồng Dương thì rất tốn kém chi phí", ông Nguyễn Phương Điền, thôn Phương Nhị nói.
   
Cây cầu này đã "cướp" đi tính mạng của biết bao người.
   
  Qua trao đổi với ông Nguyễn Văn Tới, trưởng thôn Phương Nhị cho hay: "Chỉ tính riêng thông Phương nhị có đến 1.800 dân với gần 400 hộ làm nghề cấy ruộng nhưng lại phát triển nghề tăm hương rất phổ biết không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn xuất đi sang các nước như Ấn Độ, Trung Quốc. Còn bên xã Hoàng Long - nơi nối bởi cây cầu có nghề Mây tre đan xuất khẩu nổi tiếng.
   
Do nhiều người qua cầu không giữ được mạng sống.
Người dân quanh đây thường gọi cây "cầu khỉ" Phương Nhị này là "cầu chết".
   
  Ngoài ra cầu còn là nơi nối sang 2 chợ lớn của Hà Nội là chợ Gia cầm Hà Vĩ và chợ Hoa quả Vồi (cách cầu khoảng 10km).
   
  Cây cầu nằm ở vị thế giao thương rất thuận lợi, nếu được sửa chữa, xây dựng thành một cây cầu bê tông tốt sẽ mở ra một sự phát triển vô cùng lớn của người dân không chỉ địa phương mà còn cho tất cả những địa bàn lân cận.
   
Cầu được nhân dân hai thôn Phương Nhị và Trình Viên làm nên chỉ thu phí qua cầu
với những người ở nơi khác với mỗi lượt 2000đ-xe máy; 1000đ-xe đạp; đi bộ-500đ.
   
  Người dân ở đây đều có làng nghề thủ công nếu có cầu mới sẽ thuận tiện cho vận chuyển máy móc, trang thiết bị hiện đại để phát triển nghề đồng thời tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các làng nghề với nhau".
   
  Được biết, để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông, UBND TP đã giao cho Sở Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng cầu có tên Hồng Phú, nối liền hai xã Hồng Dương và Phú Túc.
   
Mỗi năm ông Kiên, người gác cầu chịu trách nhiệm thu tiền và sửa cầu.
Nếu không bị hỏng nặng mỗi năm số tiền chi khoảng hơn 1 triệu đồng.
   
  Tuy nhiên, đến nay không hiểu vì lý do gì mà cây cầu này vẫn chưa được triển khai xây dựng?
   
Theo Lao động
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Nỗi ám ảnh của người dân hàng ngày phải đi qua cây “cầu chết“
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO