Hà Nội: Người dân liều mình "phi" qua cầu sắp sập

18/07/2016 00:00

(TN&MT) - Dù đã có nhiều người đi qua gặp tai nạn ngã gãy răng, gãy tay, chân hay lao xuống sông nhưng người dân vẫn liều mình đi qua vì cây cầu là tuyến giao thông huyết mạch.

Cầu Đồng Hoàng bắc qua sông Đáy, nối liền 2 tổ dân phố số 18 và 15 của phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội). Đây là tuyến giao thông chính và nhanh nhất để vào trung tâm phường của người dân tổ dân phố số 18. Tuy nhiên, cây cầu này đang bị xuống cấp nghiệm trọng.

Hiện trụ cầu ở giữa sông đã bị xô lệch khiến cây cầu nghiêng hẳn về một bên. Lan can cầu nhiều chỗ bị gãy không được thay thế hoặc thay thế bằng tre tạo những khoảng trống rất nguy hiểm. Mặt cầu và dầm cầu nhiều chỗ đã hoen rỉ, đứng trên cầu có thể nhìn xuyên xuống dưới lòng sông.

Theo anh Đặng Văn Mạnh (41 tuổi), tổ trưởng tổ bảo vệ tổ dân phố số 18, cây cầu này được xây dựng đã khoảng một thế kỉ. Từ hồi xa xưa, người dân ở bên Đồng Mai, Hà Đông (Hà Tây cũ) vượt sông để sang khai hoang lập địa vùng đất mới.

Sau này, Hà Đông sáp nhập về Hà Nội, vùng đất mới được khai hoang đó hiện nay là tổ dân phố số 18, phường Đồng Mai. Tổ dân phố có khoảng hơn 1.000 nhân khẩu, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nhiệp.

“Ngày trước cây cầu được làm hoàn toàn bằng tre. Khoảng năm 2010, cây cầu bị sập một lần và được chính quyền cơi nới và sửa sang lại bằng sắt. Tuy nhiên, cây cầu là tuyến giao thông huyết mạch, lưu lượng phương tiện đông nên xuống cấp nhanh chóng”, anh Mạnh nói.

Anh Mạnh cho biết thêm, nếu không đi qua cầu Đồng Hoàng, người dân phải đi vòng qua cầu Mai Lĩnh cách 6-7km để sang được bờ. Nhất là vào mùa mưa bão, cây cầu bị ngập hoàn toàn, trẻ em phải nghỉ học, người lớn thì nghỉ làm.

Đặc biệt, rất nhiều vụ tai nạn đã xảy ra trên cây cầu. Nhiều người bị ngã xe gãy răng, gãy chân, tay… Có người thì phi cả xe xuống dưới lòng sông ướt sũng nhưng may mắn thoát khỏi miệng hà bá.

Bà Lê Thị Nội – tổ dân phố 18 chia sẻ: “Hầu như ngày nào tôi cũng chứng kiến tai nạn khi người dân đi qua cây cầu này. Cháu ngoại tôi từng bị ngã ở trên cầu gãy tay. Thông gia của tôi cũng từng bị ngã gãy mất 3-4 cái răng. Gần đây nhất là trưa ngày 15/7, một người đàn ông bị ngã ở giữa cầu bất tỉnh được người dân đưa đi trạm xá cấp cứu”.

Hình ảnh PV Báo Điện tử TN&MT ghi tại cầu Đông Hoàng:

Từ sau Tết Nguyên đán 2016, chính quyền đã cho cắm biển cảnh báo cầu sắp sập nhưng không cho sửa chữa hay làm mới nên người dân vẫn liều mình đi qua cầu.
Từ sau Tết Nguyên đán 2016, chính quyền đã cho cắm biển cảnh báo cầu sắp sập nhưng không cho sửa chữa hay làm mới nên người dân vẫn liều mình đi qua cầu.

 

Cầu Đồng Hoàng chỉ dài khoảng 50 mét nhưng là tuyến giao thông huyết mạch để nối tổ dân phố 18 với trung tâm phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội).
Cầu Đồng Hoàng chỉ dài khoảng 50 mét nhưng là tuyến giao thông huyết mạch để nối tổ dân phố 18 với trung tâm phường Đồng Mai (quận Hà Đông, Hà Nội).

 

Trải qua bao nắng mưa, mặt cầu đang bị hoen rỉ ở nhiều chỗ.
Trải qua bao nắng mưa, mặt cầu đang bị hoen rỉ ở nhiều chỗ.

 

Những dầm cầu bằng sắt bên dưới cũng đang hoen rỉ và có dấu hiệu của xuống cấp nghiêm trọng.
Những dầm cầu bằng sắt bên dưới cũng đang hoen rỉ và có dấu hiệu của xuống cấp nghiêm trọng.

 

Trụ cầu bị nước lớn cuốn nằm nghiêng hẳn một bên khiến sức chịu lực của cây cầu yếu đi. Mỗi lần có xe đi qua là cây cầu rung lên bần bật.
Trụ cầu bị nước lớn cuốn nằm nghiêng hẳn một bên khiến sức chịu lực của cây cầu yếu đi. Mỗi lần có xe đi qua là cây cầu rung lên bần bật.

 

Đoạn giữa cầu bị nghiêng hẳn sang một bên do trụ cầu đã nghiêng và yếu.
Đoạn giữa cầu bị nghiêng hẳn sang một bên do trụ cầu đã nghiêng và yếu.

 

Những thanh lan can bị hư hỏng, không được sửa chữa hoặc thay thế bằng tre rất thô sơ. Nhiều người đã bị ngã xuống sông do không có lan can.
Những thanh lan can bị hư hỏng, không được sửa chữa hoặc thay thế bằng tre rất thô sơ. Nhiều người đã bị ngã xuống sông do không có lan can.

 

Vết tích của những vụ tai nạn. Khi đi qua cầu chỉ một bất cẩn dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến tai nạn.
Vết tích của những vụ tai nạn. Khi đi qua cầu chỉ một bất cẩn dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến tai nạn.

 

Lòng cầu chỉ rộng hơn 1 mét. Thông thường bên này cầu đi thì bên kia đứng lại. Nếu cả bên cùng đi thì việc 2 xe máy tránh nhau ở trên cầu là rất khó.
Lòng cầu chỉ rộng hơn 1 mét. Thông thường bên này cầu đi thì bên kia đứng lại. Nếu cả bên cùng đi thì việc 2 xe máy tránh nhau ở trên cầu là rất khó.

 

Mỗi lần đến mùa mưa bão, cây cầu bị chìm trong nước. Trẻ em trường cấp 1, cấp 2 trường Đồng Mai đều phải nghỉ học.
Mỗi lần đến mùa mưa bão, cây cầu bị chìm trong nước. Trẻ em trường cấp 1, cấp 2 trường Đồng Mai đều phải nghỉ học.

 

Bé Nguyễn Văn Anh (6 tuổi) hàng ngày vẫn chạy qua chạy lại chiếc cầu. Những thanh lan can cầu đã rụng rời, bé Văn Anh có thể dùng tay để vặn được.
Bé Nguyễn Văn Anh (6 tuổi) hàng ngày vẫn chạy qua chạy lại chiếc cầu. Những thanh lan can cầu đã rụng rời, bé Văn Anh có thể dùng tay để vặn được.

 

Năm 2011, Sở GTVT Hà Nội từng khảo sát cầu nhưng sau đó lại không thấy triển khai dự án xây dựng. Cuối 2015, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt dự án của Sở Giao thông Vận tải về cải tạo, sửa chữa cầu Đồng Hoàng nhưng chỉ là chắp vá thô sơ.
Năm 2011, Sở GTVT Hà Nội từng khảo sát cầu nhưng sau đó lại không thấy triển khai dự án xây dựng. Cuối 2015, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt dự án của Sở Giao thông Vận tải về cải tạo, sửa chữa cầu Đồng Hoàng nhưng chỉ là chắp vá thô sơ.

 

Người dân nơi đây đang mỏng mỏi các cấp cơ quan chính quyền thành phố sớm xây dựng một cây cầu mới, cao hơn và đảm bảo hơn để người dân đi lại được an toàn.
Người dân nơi đây đang mỏng mỏi các cấp cơ quan chính quyền thành phố sớm xây dựng một cây cầu mới, cao hơn và đảm bảo hơn để người dân đi lại được an toàn.

Hoàng Minh

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Người dân liều mình "phi" qua cầu sắp sập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO