(TN&MT) - Ngày 24/4 (tức 9/3 năm Mậu Tuất) hàng ngàn du khách thập phương đã nô nức về trẩy hội làng Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Được biết đến với truyền thống hơn 600 năm lịch sử, lễ hội làng Đăm luôn thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách từ khắp nơi đến tham dự lễ hội truyền thống tưởng nhớ công đức của vị tướng Đào Trường - một con người tài ba đã nhiều lần giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh tan quân giặc ngoại xâm giữ yênnon sông, bờ cõi.
Ông Đặng Trần Phi – Chủ tịch UBND phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm cho biết: Làng Đăm là một làng cổ ở vùng ven Thăng Long. Đình làng Đăm thờ đức thánh Tam Giang, còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Đến nay, sau một thời gian bị gián đoạn, năm 1994, lễ hội làng Đăm đã chính thức được khôi phục trở lại, dựa trên sự kế tục các văn hóa phong tục trước đó. Trong đó, điểm nhấn của lễ hội năm nay là ghi thức rước Thánh bằng đường bộ và rước Thánh bằng đường thủy, cùng với đó là cuộc thi bơi thuyền với sự tham gia của các trai tráng khỏe mạnh từ 14 tổ dân phố trên địa bàn phường.
Đặc biệt, trong lễ hội là nghi lễ bơi diễu và bơi lượn trên sông Pheo (một nhánh của sông Nhuệ), cuộc thi bơi ở làng Đăm mang tính chất bơi thờ, bơi dạo, bơi biểu diễn do đó các đội thuyền tham gia không ganh đua vội vã mà cố gắng bơi thật đẹp, thật nhẹ nhàng, ngoạn mục để lôi cuốn và thu hút người xem.
Ở Lễ hội làng Đăm, màn rước kiệu diễn ra hết sức công phu và hoành tráng, chỉ tính riêng đoàn tham gia rước kiệu, mặc áo lễ hội đã lên đến gần 1.000 người và dài đến hơn 1km. Họ từ đình Tây Tựu đi quanh các thôn của làng Đăm rồi cuối cùng là về đình Thuỷ Tạ. Vì theo tục lệ, ngày thường Thánh sẽ ngự ở Đình Tây Tựu còn đến ngày hội đình Thuỷ Tạ là nơi Thánh về.
Bà Nguyễn Thị Thu – người dân phường Tây Tựu cho biết: Hội Đăm được tổ chức lớn 3 năm một lần trong 3 ngày: 9, 10, 11 tháng 3 âm lịch với nhiều nghi lễ tín ngưỡng trang trọng và các trò chơi dân gian đặc sắc như: Cờ người, chọi gà, đấu vật, thả chim, đua thuyền... Nhưng sôi động nhất vẫn là hội đua thuyền hay còn gọi là hội bơi Đăm diễn ra cả ngày 10 và sáng 11-3. Truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa hai bên bờ sông Hồng chưa có đê ngăn lũ. Một năm vào giữa tháng 6 mưa lũ tràn về, nước sông dâng cao ngập cả cánh đồng làng Đăm.
Dòng nước lũ có cuốn theo một con Hạc bằng gỗ trôi dạt vào cửa miếu Tây Đăm thì mắc lại. Sau đó có một người ở nơi khác bơi thuyền đến miếu định làm lễ xin đầu Hạc đem về. Các cụ bô lão hỏi ra mới biết con Hạc đó là từ đền Bạch Hạc trôi về và đền Bạch Hạc cũng thờ Thổ lệnh tam giang Đại Vương Đào Trường. Đầu Hạc là đầu mũi thuyền bơi ở đình Bạch Hạc. Sau đó, dân làng Đăm đã cử người đến đền Bạch Hạc hỏi thể thức bơi, lấy mẫu thuyền về đóng. Bơi Đăm bắt nguồn từ đó, nhằm diễn tả lại chiến thuật luyện binh và tấn công giặc bằng đường thủy của ông cha ta thuở trước.
Đến hết hội thi, Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba toàn giải cho từng thuyền, từng đội. Một điều đặc biệt là hai thuyền đua giành giải cao nhất trong hội bơi sẽ được vinh dự rước kiệu Thánh bằng đường thủy từ Đình Đăm trở về miếu trước khi kết thúc hội Đăm (lúc đi đã rước bằng đường bộ).
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã ghi lại được tại hội làng Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Được biết đến với truyền thống hơn 600 năm lịch sử, lễ hội làng Đăm luôn thu hút đông đảo người dân địa phương, du khách từ khắp nơi đến tham dự lễ hội truyền thống tưởng nhớ công đức của vị tướng Đào Trường - một con người tài ba đã nhiều lần giúp vua Hùng Vương thứ 18 đánh tan quân giặc ngoại xâm giữ yênnon sông, bờ cõi.
Ông Đặng Trần Phi – Chủ tịch UBND phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm cho biết: Làng Đăm là một làng cổ ở vùng ven Thăng Long. Đình làng Đăm thờ đức thánh Tam Giang, còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Đến nay, sau một thời gian bị gián đoạn, năm 1994, lễ hội làng Đăm đã chính thức được khôi phục trở lại, dựa trên sự kế tục các văn hóa phong tục trước đó. Trong đó, điểm nhấn của lễ hội năm nay là ghi thức rước Thánh bằng đường bộ và rước Thánh bằng đường thủy, cùng với đó là cuộc thi bơi thuyền với sự tham gia của các trai tráng khỏe mạnh từ 14 tổ dân phố trên địa bàn phường.
Đặc biệt, trong lễ hội là nghi lễ bơi diễu và bơi lượn trên sông Pheo (một nhánh của sông Nhuệ), cuộc thi bơi ở làng Đăm mang tính chất bơi thờ, bơi dạo, bơi biểu diễn do đó các đội thuyền tham gia không ganh đua vội vã mà cố gắng bơi thật đẹp, thật nhẹ nhàng, ngoạn mục để lôi cuốn và thu hút người xem.
Ở Lễ hội làng Đăm, màn rước kiệu diễn ra hết sức công phu và hoành tráng, chỉ tính riêng đoàn tham gia rước kiệu, mặc áo lễ hội đã lên đến gần 1.000 người và dài đến hơn 1km. Họ từ đình Tây Tựu đi quanh các thôn của làng Đăm rồi cuối cùng là về đình Thuỷ Tạ. Vì theo tục lệ, ngày thường Thánh sẽ ngự ở Đình Tây Tựu còn đến ngày hội đình Thuỷ Tạ là nơi Thánh về.
Bà Nguyễn Thị Thu – người dân phường Tây Tựu cho biết: Hội Đăm được tổ chức lớn 3 năm một lần trong 3 ngày: 9, 10, 11 tháng 3 âm lịch với nhiều nghi lễ tín ngưỡng trang trọng và các trò chơi dân gian đặc sắc như: Cờ người, chọi gà, đấu vật, thả chim, đua thuyền... Nhưng sôi động nhất vẫn là hội đua thuyền hay còn gọi là hội bơi Đăm diễn ra cả ngày 10 và sáng 11-3. Truyền thuyết kể lại rằng: Ngày xưa hai bên bờ sông Hồng chưa có đê ngăn lũ. Một năm vào giữa tháng 6 mưa lũ tràn về, nước sông dâng cao ngập cả cánh đồng làng Đăm.
Dòng nước lũ có cuốn theo một con Hạc bằng gỗ trôi dạt vào cửa miếu Tây Đăm thì mắc lại. Sau đó có một người ở nơi khác bơi thuyền đến miếu định làm lễ xin đầu Hạc đem về. Các cụ bô lão hỏi ra mới biết con Hạc đó là từ đền Bạch Hạc trôi về và đền Bạch Hạc cũng thờ Thổ lệnh tam giang Đại Vương Đào Trường. Đầu Hạc là đầu mũi thuyền bơi ở đình Bạch Hạc. Sau đó, dân làng Đăm đã cử người đến đền Bạch Hạc hỏi thể thức bơi, lấy mẫu thuyền về đóng. Bơi Đăm bắt nguồn từ đó, nhằm diễn tả lại chiến thuật luyện binh và tấn công giặc bằng đường thủy của ông cha ta thuở trước.
Đến hết hội thi, Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba toàn giải cho từng thuyền, từng đội. Một điều đặc biệt là hai thuyền đua giành giải cao nhất trong hội bơi sẽ được vinh dự rước kiệu Thánh bằng đường thủy từ Đình Đăm trở về miếu trước khi kết thúc hội Đăm (lúc đi đã rước bằng đường bộ).
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã ghi lại được tại hội làng Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.