Hà Nội: Dân bức xúc về công tác vệ sinh môi trường trên xe buýt

Huy An| 28/03/2020 21:30

(TN&MT) - Báo Tài nguyên và Môi trường nhận được phản ánh của người dân thông qua đường dây nóng, thông tin về những bất cập trong công tác vệ sinh môi trường, công tác phòng chống dịch Covid – 19 trên các phương tiện vận tải công cộng bằng xe buýt không đảm bảo, khiến không ít người dân lo lắng.

Các xe buýt về bến rất ít khi được vệ sinh, quyét dọn sạch sẽ

Cụ thể theo người dân cho biết, trên nhiều tuyến xe buýt của Hà Nội trong mùa dịch Covid – 19 công tác vệ sinh chỉ được thực hiện chủ yếu bên ngoài xe với hình thức là phun rửa bên ngoài. Trong khi đó, nội thất bên trong lại làm một cách qua loa, đại khái. Đặc biệt là công tác khử khuẩn phòng chống dịch không được triển khai hành ngày.

Theo phản ánh trên của người dân phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã đi thực tế ghi nhận tại một số tuyến xe buýt của Thủ đô. Quá trình tìm hiểu, mục sở thị của phóng viên có thể thấy phản ánh của khách hành đi xe buýt là có cơ sở.

Qua tìm hiểu, được biết một trong những khuyến cáo bắt buộc đối với xe buýt sau khi hết một lượt xe (di chuyển từ đầu A đến đầu B) trong lúc nghỉ giải lao, chờ đến lượt chạy kế tiếp thì phải thực hiện nghiêm các công tác liên quan đến vệ sinh môi trường, công tác phòng chống dịch Covid – 19 như: Tổ chức quyét dọn bụi bận, rác thải tồn đọng trên xe; Tổ chức lau chùi làm sạch các cửa lên, cửa xuống; các ví trí tay lắm trên xe, cũng như tất cả những chỗ hành khách có thể trạm vào...

Yêu cầu là như vậy, song có thể thấy các tuyến buýt điểm cuối là Bên xe Mỹ Đình có rất ít tuyến thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo này, thậm chí có nốt tuyến (hay còn gọi là chỉ số thứ tự chạy của 1 xe trong tuyến, ví dụ như Biển xe 1005 nốt 1; xe 1670 nốt 2; xe 1864 nốt 3; xe 2150 nốt 4...) không thực hiện các biện pháp trên.

Bà Nguyễn Thị Thanh – Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân cho biết: Tôi thường xuyên lựa chọn xe buýt là phương tiện di chuyển thấy khi bắt đầu di chuyển từ đầu bến, trên xe vẫn còn rác thải của một số hành khách đi xe để lại, rõ nhất là các cuống vé ngày rơi vãi dưới sàn xe, trên các khe cửa kính, thậm chí là chai nước đã uống hết để lại trên ghế ngồi.

Người dân khó tiếp cận các bình dung dịch sát khuẩn trên các tuyến buýt

Đáng nhé công việc vệ sinh môi trường, quyét dọn thu lượm rác phải được các nhân viên xe buýt thực hiện ngày sau khi về bến. Tuy nhiên, họ rất ít khi làm, hoặc có làm chỉ mang tính chất đối phó (tức thấy một mẩu giấy, cuống vé rơi trên sàn xe nhân viên thường “hồn nhiên” lấy chân đá xuống cửa xe để mỗi lần khách hàng xuống gió từ bên ngoài thổi vào cuốn theo rác thải, cuống vé bay xuống đường...). Đây thực sự là việc làm vô ý thức của nhân viên xe buýt, phó mặc cho rác thải, bụi bặm, ô nhiễm cho người đi đường hứng chịu, cũng như phó mặc cho công nhân vệ sinh môi trường dọn dẹp.

Nhiều khách hàng đi xe buýt tỏ ra bức:  Chúng tôi cũng muốn giữ gìn vệ sinh môi trường chung, nhưng quan sát quanh xe không thấy bất cứ một thùng đựng rác nào, ngay một cái rỏ đựng rác tinh của nhà xe cũng không có. Do đó, nhiều khi không biết để đâu đành đặt trên cửa kính, hoặc đặt trên ghế xe...

Trước mức độ ngày càng lan rộng của dịch Covid – 19 những khách hàng đi xe buýt mong muốn được tiếp cận với các bình dung dịch sát khuẩn. Thế nhưng, nhiều khi tìm mỏi mất cũng không thấy các bình này đâu, hoặc nếu có thì nó cũng được để ở một ví rất khó tiếp cận, như là khu vực buồng của lái xe. Đáng nói hơn các bình dung dịch đó không có bất cứ một chỉ dẫn, dấu hiệu thông báo để khách hàng sử dụng.

“Nhiều người còn nghĩ bình dung dịch sát khuẩn này chỉ để phục vụ riêng cho nhân viên xe buýt. Thời điểm này trên thế giới đang chứng kiến những tổn thất to lớn về kinh tế, đặc biệt đã có nhiều người không qua khỏi khi bị nhiễm Virus corona và thật khó tưởng tượng nếu như nó xuất hiện trên các xe buýt trong khi công tác phòng dịch còn lỏng lẻo, qua loa như hiện nay” – Ông Phạm Duy Thanh một người thường xuyên đi xe buýt nói.

Trao đổi những bức xúc người dân với ông Thái Hồ Phương – Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: “Trong ca làm nhân viên lái xe, nhân viên phục vụ phải thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, để các bình dung dịch các vị trí thuận tiện cho khách hàng, thực hiện việc quyét dọn, lau chùi vệ sinh sạch sẽ phòng chống dịch Covid – 19”.

Dự luận đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các xe buýt, nhất là trong bối cảnh dịch Covid – 19 đang diễn biến hết sức phức tạp?

Ông Phương thừa nhận phản ánh của người dân là thực tế và đoàn kiểm của Trung tâm trong quá trình thanh, kiểm tra phòng chống dịch đã nhiều lần lập biên bản xử lý các xe không đảm bảo. Tại buổi trao đổi phóng viên cũng đề nghị ông Phương công khai cung cấp các văn bản, kế hoạch phòng chống dịch Covid – 19 từ những ngày đầu dịch xuất hiện...

Ông Thái Hồ Phương nhấn mạnh: “Kế hoạch thì rất nhiều thứ, từ khi bắt đầu dịch đến nay đã có nhiều văn bản đi lại, văn bản chỉ đạo liên tục về công tác phòng chống dịch Covid–19. Đặc biệt ông Phương còn hứa sẽ cung cấp các văn bản trên, chỉ có điều hiện tại cán bộ phụ trách đang đi cơ sở, khi nào về chúng tôi scan và gửi lại”.

Thế nhưng sau nhiều lần phóng viên tìm cách liên hệ với ông Thái Hồ Phương – Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội để được cung cấp các văn bản như lời ông đã hứa. Tuy nhiên tất cả đều bất thành.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Dân bức xúc về công tác vệ sinh môi trường trên xe buýt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO