Giảm phát thải khí nhà kính bằng khí sinh học trong chăn nuôi

03/02/2016 00:00

  (TN&MT - Được sự tài trợ về kỹ thuật và vốn của Hà Lan, những năm vừa qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thực hiện Chương trình khí sinh học dành cho...

 

(TN&MT - Được sự tài trợ về kỹ thuật và vốn của Hà Lan, những năm vừa qua tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thực hiện Chương trình khí sinh học dành cho chăn nuôi nhằm hạn chế khí nhà kính.

Khí sinh học biogas là một trong những giải pháp nhằm quản lý bền vững nguồn chất thải chăn nuôi cũng như chất thải sinh hoạt tại nông thôn. Khí sinh học biogas còn tạo ra nguồn năng lượng tái sinh rẻ và giảm phát thái khí nhà kính. Do Trong khuôn khổ của Chương trình khí sinh học dành cho chăn nuôi Việt Nam do Hà Lan hỗ trợ, từ năm 2008, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được hỗ trợ kỹ thuật và vốn để triển khai thực hiện làm hầm biogas để xử lý các chất thải trong chăn nuôi. Qua 7 năm triển khai, dự án này đã và đang góp phần giải quyết được nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra nguồn năng lượng phục vụ đời sống, giảm phát thải khí nhà kính...

Nhiều chăn nuôi nhỏ lẻ ở BR-VT cũng đã xây dựng công trình biogas để bảo đảm vệ sinh môi trường và tận dụng khí đốt góp phần giảm hiệu ứng khí nhà kính
Nhiều chăn nuôi nhỏ lẻ ở BR-VT cũng đã xây dựng công trình biogas để bảo đảm vệ sinh môi trường và tận dụng khí đốt góp phần giảm hiệu ứng khí nhà kính

Ông Nguyễn Trung, tổ 21, ấp Bình Mỹ, xã Bình Ba (huyện Châu Đức) cho biết: Nhờ có sự hỗ trợ về kỹ thuật từ dự án, năm 2008 tôi đã đầu tư 50 triệu đồng để xây dựng hầm biogas cho trang trại 600 con heo. Hầm biogas xây theo kiểu phủ bạt với trữ lượng hầm 150m3 và xây thêm một hầm nén với trữ lượng 25m3. Với hệ thống hầm biogas này, việc xử lý chất thải của heo trở nên dễ dàng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, đồng thời tận dụng được lượng khí sinh học từ hầm biogas để chạy máy trộn cám, máy bơm nước, thắp sáng..., tiết kiệm khoảng 3 triệu đồng/tháng. Ông Trung chia sẻ: "Công nghệ ủ biogas là một giải pháp hữu hiệu để giúp xử lý các chất thải, giảm thiểu mùi hôi khó chịu trong chăn nuôi và các chất gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Tùy theo quy mô và điều kiện diện tích chăn nuôi mà các hộ dân có thể chọn giải pháp làm hầm biogas hay túi ủ biogas".

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh Bà Ria- Vũng Tàu hiện có 8.412 cơ sở chăn nuôi heo nhỏ lẻ dưới 200 con/hộ và 149 trang trại có quy mô nuôi hơn 200 đến 2.000 con. Lượng chất thải từ các trang trại chăn nuôi mỗi tháng từ 14 đến 72 tấn. Do vậy, việc quản lý và tìm giải pháp hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi heo quản ý chất thải để không gây ra  mùi hôi thối, ruồi nhặng... ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân sống xung quanh là việc  làm luôn được chú trọng. Theo đó, giải pháp tối ưu hiện nay để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường là đầu tư xây hầm biogas và túi ủ biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Thực tế cho thấy, ở những cơ sở chăn nuôi đầu tư hầm biogas đều có hiệu quả cao. Ngoài việc giảm thiểu mùi hôi khó chịu trong chăn nuôi, sử dụng khí gas sinh học từ biogas cũng góp phần giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính do hạn chế sử dụng củi và các nhiên liệu hóa thạch.

Với kết quả mang lại có thể khẳng định “Chương trình khí sinh học dành cho chăn nuôi” ở Bà Rịa – Vũng Tàu rất phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Do vậy, thời gian tới để bảo đảm môi trường chăn nuôi mang tính ổn định và phát triển bền vững tỉnh cần tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải. Có như vậy, việc chăn nuôi mới phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và xu thế phát triển kinh tế xã hội hiện nay.

Linh Nga

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giảm phát thải khí nhà kính bằng khí sinh học trong chăn nuôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO