Giải pháp giúp cảnh báo thiên tai trượt lở đất đá ở các tỉnh phía Bắc

25/05/2018 21:01

(TN&MT) - Do vị trí địa lý, khí hậu và đặc điểm địa hình, địa chất, các tỉnh miền núi phía Bắc luôn chịu ảnh hưởng của nhiều loại thiên tai, nhất là mưa lớn gây ra thảm họa trượt lở đất đá, gây nhiều ảnh hưởng tới đời sống người dân.

Trượt lở đất đá là nguyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế kinh tế, giao thông và tính mạng của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trượt lở đất đá là nguyên  gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế kinh tế, giao thông và tính mạng của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

Năm 2017 mưa lũ, sạt lở đất đá xảy ra đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc. Chỉ riêng tháng 8/2017, mưa lũ đã gây sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) và huyện Mường La (Sơn La), huyện Nậm Pồ (Ðiên Biên), Lai Châu... làm 33 người chết và mất tích, 240 ngôi nhà bị sạt lở, cuốn trôi.

Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố khách quan, còn do con người chủ quan, bất cẩn, thiếu hiểu biết về thiên tai. Việc phá núi mở đường tạo nguy cơ sạt trượt; khai thác khoáng sản, gỗ rừng bừa bãi; xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đã gây cản trở, ách tắc đường thoát lũ; san lấp sông, suối gây tắc nghẽn dòng chảy... Công tác tuyên truyền vận động, kiểm tra giám sát của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở chưa quyết liệt…

Từ năm 2012 đến nay, Viện Khoa học Ðịa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã triển khai Ðề án phân vùng cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá vùng miền núi Việt Nam. Theo đó, các nhà khoa học ghi nhận tại 17 tỉnh miền núi phía Bắc đang có hơn 500 xã và khoảng 10.266 điểm nguy cơ sạt lở đất; trong đó 2.110 điểm nguy cơ khối lượng trượt lớn, rất lớn và đặc biệt lớn. Viện đã lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá cho 17 tỉnh miền núi phía Bắc với tỷ lệ 1: 50.000.

Ngày 21, 22/5/2018, tại Lào Cai, Viện Khoa học Ðịa chất và Khoáng sản đã chính thức chuyển giao Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” cho 17 tỉnh và tập huấn hướng dẫn sử dụng  hướng dẫn sử dụng Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1: 50.000; thực hành sử dụng Bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỉ lệ 1: 50.000 trên bản đồ giấy, bản đồ số và bộ dữ liệu Excel... cho cán bộ các tỉnh miền núi phía Bắc.

Vụ trượt lở đất đá ngày 5/8/2016 làm hư hại ½ ngôi nhà và gây ra cái chết thương tâm cho 3 đứa trẻ trong một gia đình tại Bát xát – Lào Cai
Vụ trượt lở đất đá ngày 5/8/2016 làm hư hại ½ ngôi nhà và gây ra cái chết thương tâm cho 3 đứa trẻ trong một gia đình tại Bát Xát – Lào Cai 

Ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: Đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” là công trình nghiên cứu “quý như vàng” đối với các địa phương thường xuyên sảy ra hiện tượng sạt lở đất đá như Lào Cai. Đề án đã giúp cho địa phương xác định rõ các vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất đá, từ đó, chủ động xây dựng phương án ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra.

Ông Nguyễn Quốc Dân, Chuyên viên Chi cục thủy lợi tỉnh Yên Bái thông tin: Năm 2017, Yên Bái là một trong những tỉnh được Bộ TN&MT chọn làm thí điểm trong triển khai đánh giá, khoanh vùng các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai trượt lở đất đá. Đề án đã giúp cho tỉnh Yên Bái khoanh vùng được những điểm có nguy cơ trượt lở đất đá, sắp xếp quy hoạch khu dân cư, xây dựng các công trình phù hợp và giúp người dân sống an toàn hơn. Tuy nhiên, để Đề án đi vào cuộc sống và gắn với thực tế thì cần phải chi tiết hơn nữa. Đối với các địa phương sau khi tiếp nhận đề án cần có phương án cụ thể, đặc biệt là phải quản lý chặt việc dân tự ý đánh tả ly theo cảm quan, không có thiết kế chống sạt lở và hiện tại các tỉnh cũng chưa quy định về việc cấp phép cho việc đánh tả ly.

Ông Nguyễn Hồng Nhật, Giám đốc Đài khi tượng thủy văn tỉnh Lai Châu cho biết: Việc chuyển giao Đề án cho tỉnh Lai Châu là việc có ý nghĩa to lớn giúp tỉnh có thêm tài liệu để tham khảo, khoanh vùng nguy cơ trượt lở cao. Đồng thời, đưa ra phương án phòng tránh giảm thiệt hại tối đa về người và tài sản do trượt lở đất đá gây ra. Về kinh nghiệm trong việc chống trượt lở đất đá, các tỉnh cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc di dân ra khỏi vùng nguy hiểm, có phương án phòng và tránh khi hiện tượng trượt lở đất đá xảy ra.

Ứng phó với biến đổi khí hậu và khoanh vùng những điểm có nguy cơ trượt lở đất đá giúp dân an tâm trong cuộc sống là việc làm không thể chậm trễ. Vùng núi phía Bắc là nơi thảm họa lũ quét, trượt lở đất đá... có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong năm. Cùng với nâng cao ý thức cộng đồng, diễn tập ứng phó với sự cố, thì việc quy hoạch dân cư, điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam, thiết lập bản đồ chi tiết hiện trạng các điểm trượt lở đất đá có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tránh được những thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp giúp cảnh báo thiên tai trượt lở đất đá ở các tỉnh phía Bắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO