Gia Lai: Vì môi trường xanh vùng biên cương

11/10/2017 00:00

(TN&MT) – Ngay sau khi nước nhà được giải phóng (năm 1975), vùng đồng bào Dân tộc thiểu số biên giới Đức Cơ (Gia Lai) được lực lượng "áo xanh" – Bộ...

 

(TN&MT) – Ngay sau khi nước nhà được giải phóng (năm 1975), vùng đồng bào Dân tộc thiểu số biên giới Đức Cơ (Gia Lai) được lực lượng “áo xanh” – Bộ đội thuộc Binh Đoàn 15 “tiếp quản” và tiếp sức bằng việc hướng dẫn sản xuất, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt cho nông dân... khiến một vùng rộng lớn hàng chục ngàn ha đất đai nhiễm chất độc hóa học và bom mìn tàn phá dần mọc lên những mảng màu xanh ngằn ngặt của những lô cao su, cà phê, hồ tiêu. Bên cạnh đó, những nhà máy chế biến mủ cao sau với hệ thống xử lý chất thải hiện đại nhất cũng đã được đưa vào lắp đặt. Rừng xanh, môi trường sạch, dân giàu, an toàn nơi biên cương luôn là tiêu chí để cùng tồn tại, cùng phát triển, giữ ổn định, xây dựng gắn kết tình quân dân vùng biên giới.

Ông Phạm Văn Cường – Phó Bí thư huyện uỷ Đức Cơ nhận xét: “Những năm trước khi kinh tế còn khó khăn, các công ty (72,74,75) của Binh đoàn 15 đứng chân trên địa bàn huyện Đức cơ cũng chưa có điều kiện để quan tâm đến vấn đề xử lý môi trường. Từ năm 2011, trên địa bàn của 3 công ty đã lắp đặt 3 nhà máy chế biến mủ được cho là hiện đại nhất hiện nay (khoảng hơn 50 tỷ/nhà máy). Đặc biệt công tác xử lý nước thải của công nghệ này rất hiện đại. Nguồn nước xả thải các công ty nuôi cá sống rồi mới xả thải ra môi trường (hoàn toàn đạt chuẩn). Nhiều năm qua, người dân trên địa bàn không có đơn thư phản ánh gì đối với phía các công ty. Chính quyền địa phương cũng không nhận được đơn thu về việc gây ôi nhiễm của cá nhà máy này…”.

Chúng tôi đi cùng đoàn công tác đến kiểm tra việc xử lý nguồn nước thải tại nhà máy chế biến mủ cao su Công ty 72, tại đây công nhân đang dọn dẹp bể chứa mủ để chờ xe chở mủ tại các bờ lô về chế biến. Ông Phan Văn Phú –Phó Giám đốc Công ty cho biết: “Hệ thống nhà máy xử lý nước thải của Công ty được nhập về theo công nghệ Canada. Việc cải tạo xử lý mùi bằng than hoạt tính và màng sinh học, sau khi xử lý thì không còn mùi. Nhà máy có công suất thiết kế xử lý nước thải  đạt 1.200m3/ngày, nhưng hiện nay lượng nước thải của nhà máy xả ra chỉ đạt 450-600m3/ngày (gần đạt ½ công suất thiết kế). Nước thải ít, được xử lý nhanh, đạt tiêu chuẩn cho phép để thải ra môi trường. Trong quá trình xử lý, phía nhà máy có sử dụng đến phương pháp nuôi cấy vi sinh sục lắng cặn tại các các bể; phần bề mặt bể sử dụng hóa chất bề mặt (EM) nhằm xử lý mùi. Khi thải nước ra đảm bảo nuôi cá sống thì mới xả nước thải ra môi trường. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng (2 lần/năm) thì đều đạt chuẩn cho phép…”

Đến với nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty 74. Đây là một nhà máy nằm lọt thỏm giữ rừng cao su bạt ngàn, tách biệt khu dân cư. Toàn bộ hệ thống của nhà máy được nhập ngoại và vừa được đầu tư thêm chục tỷ nâng cấp năm 2012. Nhà máy được xem dây truyền sản xuất xử lý chất thải khép kín hiện đại nhất hiện nay. Ông Dương Kim Tuấn – Phó Giám đốc cho biết: “Đây là nhà máy hiện đại trong quá trình xử lý mùi, xử lý nước thải đạt chuẩn. Từ khi đưa dây truyền nhà máy vào hoạt động (năm 2007) đến nay chưa có người dân nào phản ánh về mùi hôi, hoặc nguồn nước xả thải ra môi trường. Nước thải được xử lý cho đến khi nuôi được cá, cán bộ và công nhân bắt lên làm thịt ăn được thì đó cũng là lúc nước được thải ra môi trường. Theo mục tiêu của doanh nghiệp là làm kinh tế phải gắn liền với môi trường, vì hàng trăm cán bộ, nhân viên của công ty sinh sống và làm việc trên vùng biên giới này, vì thế nếu làm ảnh hưởng đến môi trường thì không còn ý nghĩa gì nữa…

Tương tự như hai công ty 72 và 74, tại nhà máy chế biến mủ cao su của công ty 75 cũng có hệ thống xử lý nước thải rất lớn. Công suất xử lý nước thải theo thiết kế đảm bảo 600m3/ngày, hiện nay lượng nước thải mới đạt 300m3/ngày. Theo ông Trịnh Hà Tâm – Giám đốc Công ty 75 thì: Để nói về chất lượng nước thải ra môi trường thì phía công ty không phải lo vì hệ thống xử lý hiện đại. Năm nay, công ty 75 đầu tư thêm 10 tỷ đồng nữa để làm tốt hơn nữa việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải. Hàng năm các cơ quan chức năng về môi trường đánh giá chất lượng nguồn nước thải ra môi trường là 2 lần/1 năm, ngoài ra còn có nhiều lần có các đoàn kiểm tra bất thường nhưng phía công ty vẫn được đánh giá cao về công tác môi trường, chưa bao giờ bị nhắc nhở hoặc có ý kiến gì về sự không hài lòng đối với chất lượng nước thải ra môi trường. Chỉ tính riêng đầu tư tiền điện để xử lý riêng cho hệ thống xử lý nước thải (xục, lắng lọc, xử lý mùi…) đã tốn đến gần 200 triệu đồng/tháng, nhưng danh dự và uy tín của nhà máy, của công ty mới là quan trọng. Nguồn nước thải cuối cùng của dây truyền là ao nuôi cá của công ty, sau đó nước mới được xả thải ra môi trường.”

Đại tá Nguyễn Xuân Thành – Chính ủy Binh đoàn 15 khẳng định: “Trong quá trình hoạt động của mình, nếu nhà máy chế biển mủ nào (của các đơn vị trực thuộc Binh đoàn) để xảy ra vấn đề về môi trường thì chắc chắn sẽ bị kỷ luật, yêu cầu tạm dừng sản xuất để khắc phục ngay. Nếu nhà máy nào có đơn của người dân phản ánh về vấn đề hôi thối, ảnh hưởng đến đời sống là phải đưa đoàn kiểm tra liên ngành xuống phối hợp với chính quyền địa phương để là rõ nội dung phản ánh, nếu đó là sự thật thì sẽ cắt ngay chế độ thi đua, khen thưởng. Không vì kinh tế mà bất chấp tất cả, nhất là môi trường. Mục tiêu là bên cạnh vẫn đề làm kinh tế của Binh đoàn, là phải có trách nhiệm giúp dân làm giàu, quê hương đổi mới, môi trường bền vững, ổn định, an toàn vùng biên giới”.

Vũ Đình Năm

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gia Lai: Vì môi trường xanh vùng biên cương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO