Gần 2 tỷ người trên thế giới đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm

21/05/2017 00:00

(TN&MT) - "Năm 2017 không những cần phải tăng chi tiêu cho các mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường để đáp ứng các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) mà các nước cần phải tăng cường phối hợp với các cơ quan của Liên Hợp Quốc về tất cả các vấn đề liên quan đến nước ngọt" - Một công bố mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên danh nghĩa của UN-Water cho biết vào tháng 4/2017 .

Năm 2017 cần tăng chi tiêu cho các mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường. Ảnh minh họa
Năm 2017 cần tăng chi tiêu cho các mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường. Ảnh minh họa

Theo Tiến sĩ Maria Neira - Giám đốc WHO cho biết, hiện nay, gần hai tỷ người đang phải sử dụng nguồn nước uống có nguy cơ ô nhiễm chất thải của con người, dẫn đến tình trạng nguy cơ nhiễm dịch tả, kiết lỵ, thương hàn và bệnh bại liệt cao. Thực tế, ô nhiễm nước uống được ước tính gây ra hơn 500. 000 trường hợp tử vong tiêu chảy mỗi năm và là một yếu tố quan trọng trong một số bệnh nhiệt đới hiện đang bị thế giới lãng quên, trong đó có các bệnh như: giun đường ruột, bệnh sán máng, và bệnh đau mắt hột…

Báo cáo nhấn mạnh rằng các nước sẽ không đáp ứng mục tiêu toàn cầu về tiếp cận và phổ cập  nước sạch và vệ sinh môi trường trừ khi có các biện pháp để sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả hơn và tăng cường nỗ lực để xác định các nguồn tài trợ mới. 

Theo báo cáo phân tích toàn cầu UN-Water và Đánh giá vệ sinh và nước sạch (GLAAS) 2017, các nước đã tăng ngân sách đầu tư đối với nước, vệ sinh môi trường. Mức tăng trung bình hàng năm là 4,9% trong vòng ba năm qua.Tuy nhiên, 80%  các nước thông báo rằng nước, nguồn lực tài chính cho vệ sinh môi trường là vẫn không đủ để đáp ứng các mục tiêu quốc gia của họ. 

Ở nhiều nước đang phát triển, mục tiêu an toàn quốc gia hiện nay đều dựa vào việc đạt được quyền được tiếp cận và sử dụng cơ sở hạ tầng cơ bản, tuy nhiên, không phải lúc nào cung cấp dịch vụ cũng được liên tục an toàn và đáng tin cậy.

Để đáp ứng các mục tiêu toàn cầu SDG, dự toán Ngân hàng Thế giới đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần phải tăng gấp ba lần, khoảng 114 tỷ đô la mỗi năm (chưa bao gồm chi phí vận hành và bảo trì).

Việc đáp ứng được nhiều mục tiêu về nước trong các mục tiêu thiên niên kỉ SDG cần tham vọng hơn đòi hỏi những nỗ lực tập thể, phối hợp và sáng tạo để huy động mức cao hơn nữa nguồn lực kinh phí từ tất cả các nguồn: thuế, từ nguồn góp kinh tế và lao động từ các hộ gia đình, và từ các nhà tài trợ.

Theo ông Guy Ryder, Chủ tịch UN-Water và Tổng giám đốc của Tổ chức Lao động quốc tế thì đây là một thách thức mà chúng ta có khả năng giải quyết được vì thực tế tăng đầu tư kinh phí về nước và vệ sinh môi trường có thể mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe và phát triển con người, tạo ra việc làm và đảm bảo phát triển kinh tế dân sinh toàn thế giới. 

Lê Oanh

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Gần 2 tỷ người trên thế giới đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO