Đưa hệ sinh thái vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học: Giải pháp bền vững cho tương lai

29/10/2013 00:00

Việt Nam được công nhận là nước có đa dạng sinh học cao vào hạng thứ 16 thế giới.

   
(TN&MT) - Việt Nam được công nhận là nước có đa dạng sinh học cao vào hạng thứ 16 thế giới. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, đa dạng sinh học đang suy giảm trầm trọng cả về số lượng và thành phần loài do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). Lồng ghép hệ sinh thái (EBA) vào quá trình xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học là phương pháp được khuyến nghị áp dụng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam…
   
Lng ghép – được gì?
   
  Những năm trở lại đây, trước thách thức của biến đổi khí hậu, nhiều giải pháp hướng đến bảo tồn đa dạng sinh học đã được đưa ra và áp dụng trên toàn cầu. Ở nước ta, việc đi tìm một giải pháp tối ưu để đưa vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học là việc làm cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Theo Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu phê duyệt ngày 2/12/2008 cần thiết phải “lồng ghép yếu tố BĐKH vào các chương trình phát triển tổng thể của các Bộ, ngành và địa phương”. Theo đó, tiếp cận hệ sinh thái là giải pháp được các nhà khoa học xem xét đưa vào Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
   
Đa dạng sinh học đang bị đe dọa trước tác động của BĐKH (Ảnh: Sưu tầm)
    
   
  Phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (EBA) là cách thức để quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên đất, nước và sinh vật, nhằm thúc đẩy việc bảo tồn và sử dụng bền vững một cách công bằng để hỗ trợ người dân và sinh vật thích ứng với các tác động bất lợi do sự thay đổi môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu. Phương pháp này hướng đến mục tiêu duy trì khả năng chống chịu và tính đa dạng của các hệ sinh thái và cộng đồng liên quan trong sự đánh giá tổng hợp các tác động từ các hoạt động của con người và BĐKH.
   
  Điểm mới nổi trội của phương pháp này là việc tính toán các áp lực từ những rủi ro liên quan đến khí hậu trong hiện tại và tương lai so với cách tiếp cận truyền thống là bảo tồn chỉ nhắm đến các mục tiêu bảo vệ các hệ sinh thái, sự đa dạng về nguồn gen và sử dụng bền vững các nguồn tài nguôn thiên nhiên.
   
  Theo bà Raji Dhital thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên khu vực (WWF khu vực), EBA không phải là lựa chọn duy nhất nhưng thực sự cần thiết cho các nước thuộc Tiểu vùng Mê Kông mở rộng, trong đó có Việt Nam. Đồng thời, việc áp dụng EBA vào bảo tồn đa dạng sinh học cũng đạt được thành công ở nhiều nước trên thế giới.
   
Cn trin khai hp lý, đng b
   
  Tại Việt Nam, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái mới bắt đầu trong thời gian gần đây, và hiện nay đang là cách tiếp cận được thử nghiệm, áp dụng trong nhiều chương trình, dự án ứng phó với BĐKH. Tính chống chịu và thích ứng đã được xây dựng, nhưng mới chỉ giới hạn ở từng khía cạnh, từng bộ phận, từng hợp phần của các hệ thống mà chưa có sự triển khai tổng thể cho toàn hệ thống và các cấp.
   
  Để đạt được hiệu quả cao nhất trong vấn đề lồng ghép EBA thích ứng với biến đổi khí hậu, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu khả năng thích ứng Stockhom nhằm xây dựng quan hệ lâu dài về bảo vệ đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái với trọng tâm lồng ghép EBA thích ứng với biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng Quy hoạch tổng thể xây bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước. Dự án sẽ đánh giá cách thức sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái để lồng ghép vào quy hoạch của cả nước và cấp tỉnh với mục tiêu nhằm tăng tính thích nghi của hệ sinh thái, cải thiện sinh kế cho người nghèo và cung cấp các lựa chọn dựa vào hệ sinh thái thích ứng với sự thay đổi môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu.
   
  Lồng ghép EBA vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học một cách đồng bộ, hợp lý là mục tiêu cần đạt đến trong chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam. Đây sẽ là căn cứ để nâng cao hiệu quả của bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý bền vững các tài nguyên thiên nhiên đồng thời gia tăng sức chống chịu trước BĐKH của các hệ sinh thái tự nhiên và cộng đồng. Đồng thời, thực hiện các mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có phục vụ xây dựng, bảo tồn đa dạng sinh học.
   
Tuyết Mai
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đưa hệ sinh thái vào quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học: Giải pháp bền vững cho tương lai
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO