Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành: Cần cơ chế đặc thù

30/10/2015 00:00

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là một trong những chiến lược quan trọng nhất của ngành hàng không Việt Nam nhằm giảm tải cho cảng Hàng không Tân Sơn...

 

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là một trong những chiến lược quan trọng nhất của ngành hàng không Việt Nam nhằm giảm tải cho cảng Hàng không Tân Sơn Nhất, nên khung chính sách cần có những đặc thù về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề và ổn định cuộc sống cho người dân.

Do đó, sáng ngày 30.10, tỉnh Đồng Nai và Báo Lao Động đã phối hợp tổ chức hội thảo “Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành - Cần cơ chế chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề và ổn định cuộc sống cho người dân” để đáp ứng nguyện vọng người dân một cách tốt nhất.

Ông Đinh Quốc Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai
Ông Đinh Quốc Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Mở đầu phần tham luận, ông Đinh Quốc Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, chủ trì hội thảo- cho biết, năm 2006, sau khi dự án quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt quy hoạch 02 khu tái định cư gồm khu Lộc An - Bình Sơn diện tích 282,35 ha và Khu tái định cư Bình Sơn diện tích 282,3 ha và khu nghĩa trang Bình An 50 ha để bố trí, ổn định cuộc sống của các hộ dân thuộc diện giải tỏa khi thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án. 

Ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại kỳ họp thứ 9, khóa 13, ngày 25.5.2015, tỉnh Đồng Nai đã khẩn trương xây dựng "Đề án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư người dân vùng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành" và "Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư" trình Trung ương phê duyệt làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện. Tỉnh cũng đã tiến hành điều tra thực trạng dân cư, đất đai vùng dự án.

Tỉnh cũng đã đã tổ chức tham vấn ý kiến đại diện của 4.730 hộ dân với gần 15.000 nhân khẩu và 26 tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án bằng phiếu khảo sát. Kết quả 100% hộ dân và tổ chức đồng ý với chủ trương thực hiện dự án. Tuy nhiên, người dân mong muốn khi thực hiện bồi thường phải thỏa đáng, đẩy nhanh tiến độ triển khai bởi trên thực tế người dân đã chờ đợi hàng chục năm qua.

Tuy nhiên, hiện tỉnh Đồng Nai đang còn vướng về các quy định của pháp luật, dự án phải được phê duyệt mới được giải phóng mặt bằng. 

Việc giải phóng mặt bằng, tái định cư là công việc vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng ngàn hộ dân trong vùng dự án, cho nên cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù, phù hợp để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chính sách giải quyết việc làm, tổ chức lại cuộc sống cho người dân phải di dời khi thực hiện dự án.

Theo tỉnh Đồng Nai, việc triển khai dự án là hết sức khó khăn và phức tạp vì vậy phải có sự lãnh đạo của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương… trong công tác chuẩn bị thì dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành mới đủ điều kiện khởi công vào cuối năm 2018, đầu năm 2019 như kế hoạch đã đề ra, đáp ứng nguyện vọng của người dân vùng dự án.

Ông Đặng Minh Đức - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai
Ông Đặng Minh Đức - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai

Ông Đặng Minh Đức– Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai- cũng đồng tình rằng cần 1 cơ chế đặc thù về chính sách bồi thường, tái định cư, ổn định cuộc sống người dân.

Theo đó, khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức lại cuộc sống của người dân áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị thu hồi đất và thiệt hại tài sản khi nhà nước thực hiện dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành.

Tinh thần chỉ đạo của Quốc hội trong việc bồi thường: Bồi thường 1 lần, xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, bảo đảm đời sống của nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án. Về phía tỉnh Đồng Nai đã chuẩn bị quy hoạch hai khu tái định cư, bố trí nơi ở cho người dân nằm trong ảnh hưởng, bố trí xây dựng khu nghĩa trang ở xã Bình An với tổng giá trị 30,8 tỷ đồng.

Đồng Nai chuẩn bị tinh thần quản lý đất dự án tránh tình trạng tái lấn chiếm, bỏ đất không sử dụng trong thời gian dài, xác định thời điểm tiến độ triển khai dự án, hợp đồng với các HTX trên địa bàn huyện để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, bước đầu tiên tiến hành dây xựng khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Vị trí của 2 khu tái định cư ngay trên địa bàn Long Thành gần với các cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, kỹ thuật trên địa bàn.

Về kế hoạch và tiến độ đầu tư, dự án đầu tiên thực hiện khu tái định cư với mức bồi thường cho các khu tái định cư khoảng 5 tỷ đồng.

Tỉnh Đồng Nai chú trọng lồng ghép chương trình khuyến nông, đào tạo nghề cho người lao động theo các mô hình kinh tế, phục hồi thu nhập cho người dân có đất bị thu hồi. Trong từng giai đoạn, song song với việc đào tạo nghề, tỉnh tiếp tục thu thập thông tin nhu cầu sử dụng lao động khi cảng HKQT Long Thanh đi vào hoạt động để tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người lao động, cơ sở đào tào nghề biết và tổ chức đào tạo nghề giới thiệu người lao động vào làm việc theo nhu cầu từng vị trí công việc tại cảng HKQT Long Thành.

Ông Đức kiến nghị công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phải thực hiện ngay từ bây giờ. Thời gian hết sức cấp thiết vì theo tính toán của UBND tỉnh Đồng Nai, công tác bồi thường, hỗ tợ tái định cư của bước 1 đối với 2.750ha đất dự án và khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn đề giao cho chủ đầu tư triển khai dự án thì cần có thời gian ít nhất 3 năm.

Nếu chậm triển khai dự án bồi thường, chắc chắn rằng bức xúc người dân trong vùng dự án sẽ tăng lên và phát sinh những vấn đề mới mà chúng ta chưa lường tới. Thực tế người dân không thể chờ đợi lâu thêm nữa.

Như vậy, để làm sớm công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, phải xây dựng trước khu tái định cư, ổn định tổ chức. Để thực hiện điều này, Đồng Nai xin có những kiến nghị sau: Thực hiện công tác bồi thường một lần, kiến nghị xây dựng trước khu tái định cư, cần một cơ chế đặc thù về quy trình thẩm định, phê duyệt, quy hoạch xây dựng hạ tầng khu tái định cư.

Ông Đức cũng kính đề nghị các bộ, ngành liên quan thẩm tra và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách để tỉnh Đồng Nai thực hiện việc bồi thường, tái định cư.

Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

Ông Lại Xuân Thanh- Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam- cho rằng một số vấn đề cấp thiết của tiến độ triển khai dự án liên quan đến hoạt động ngành hàng không Việt Nam là vấn đề giải phóng mặt bằng, an sinh xã hội luôn - yếu tố quyết định đảm bảo sự thành công của dự án trong cả quá trình thực hiện.

Về tình hình thực hiện hiện nay, chúng ta đang ở trong giai đoạn phát triển ổn định nhưng vẫn nóng, tăng trưởng 22%. Thị trường chúng ta đứng trong top 10 tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nhưng vẫn đứng thứ 5 trong ASEAN.

Tuy nhiên, vận chuyển 21 triệu hành khách là chưa phù hợp với nhu cầu ngành hàng không. Nhiệm vụ hiện nay là tiếp tục giảm tải cho hoạt động đường bộ tạo nên sức ép với cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Long Thành là một trong những chiến lược quan trọng nhất của ngành hàng không Việt Nam, mục tiêu phục vụ 100 triệu hành khách/năm, giảm tải cho cảng Hàng không Tân Sơn Nhất.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, cảng hàng không Tân Sơn nhất chỉ đáp ứng được tối đa 23 triệu khách/năm. Nhưng dự kiến, trong năm nay, cảng hàng không Tân Sơn Nhất dự đạt 26 triệu khách/năm.

Đến ngày 15.10, lượng hành khách qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã được 21,7 triệu và trong những năm tới con số này sẽ tiếp tục tăng đến trên 30 triệu. Đến mức nào đó, điều này uy hiếp về đảm bảo an toàn khai thác, sẽ phải đóng băng lượng khai thác.

Tháng 6 vừa qua, nhờ nỗ lực cải thiện khu bay, với cấu hình 2 đường bay, cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã tăng được năng lực khai thác từ 30-35 chuyến và trong thời gian tới sẽ tăng cao hơn nữa. Tổng số xe ôtô ra vào là 29.000 lược xe vào giờ cao điểm.

TPHCM đang nỗ lực trong việc bảo đảm an toàn an, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường. Nhưng tuyệt đối không được giảm chất lượng dịch vụ.

Bên cạnh đó, cảng hàng không Việt Nam cũng tiếp tục mở rộng sân đỗ với 76ha đất quốc phòng giao không chỉ phục vụ đỗ tàu bay mà tạo đường lăn song song với hệ thống sân đỗ. Ngoài ra, cải thiện dịch vụ gửi xe cùng với nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, để tối ưu hoá chất lượng dịch vụ.

TS Trần Du Lịch - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM
TS Trần Du Lịch - Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TPHCM

TS Trần Du Lịch - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM- cho rằng, về cơ bản, việc chuẩn bị cho công tác đền bù hết sức công phu, là một việc làm có trách nhiệm. Tới thời điểm này, việc xây dựng khung chính sách và công bố cho người dân, chúng ta đã có gắng nhưng cần khẩn trương hơn nữa. Tôi thấy thực tế, với tình hình Tân Sơn Nhất hiện nay, dự án cảng hàng không Long Thành tiến hành được sớm được ngày nào, dân được nhờ sớm ngày đó.

Thứ nhất, chúng ta tách dự án này ra để làm dự án riêng chuẩn bị cho vấn đề xây dựng. Trong nghị quyết Quốc hội, Điều 3 khoản 2 có giao Chính phủ xây dựng phương án cụ thể, chỉ đạo thu hồi đất 1 lần. Có nghĩa là, trên tinh thần Quốc hội, Chính phủ có thể triển khai việc này về mặt pháp lý.

Những việc chuẩn bị cho giãn lấp nền là việc Chính phủ phải làm, không phải chờ quyết định đầu tư mới làm.

Thứ hai, dự kiện chính sách này sẽ trình thủ tưởng phê duyệt dưới hình thức QĐ Thủ tướng, nhưng ông Du Lịch kiến nghị được ban hành dưới hình thức Nghị Định Chính Phủ.

Vấn đề tiếp theo, ông Du Lịch đồng tình với các quan điểm, nhưng làm rõ mấy điều sau. Ông Du Lịch thấy đất Long Thành là đất nông nhiệp của dân, đất lâm trường của nhà nước, các loại đất ở. Nhưng 1 đặc điểm không thể quên, ngoài đất của dân, đất đầu cơ của các nhà đầu cơ rất lớn, do đó chính sách đền bù phải khác nhau. Lâu nay, chúng ta khuyến khích đầu cơ đất nông nghiệp, đền bù theo giá tiền trao cháo múc, nhưng theo ông Lịch chỉ cần hỗ trợ tại chỗ cho người dân sinh sống.

Hướng để đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho những người này như thế nào, đây là vấn đề quan trọng trong khung chính sách sắp tới.

Các nơi bố trí tái định cư có gắn với việc quy hoạch đô thị cảng hay không, đây là cái nhìn trong quy hoạch để bố trí, để tương lai của người dân thành người đô thị cảng.

Điểm cuối cùng, lộ trình để xây dựng hết 5 nghìn ha đất dài hàng chục năm qua hai giai đoạn, chúng ta chú trọng chủ trương đền bù, lo cho người dân, lấy quỹ đất nhưng trong thời gian chưa làm, quỹ đất xây dựng thế nào? Đất của người dân đừng để 10 năm sau mới làm, bây giờ nhà nước lấy rồi bỏ đất hoang. Lộ trình thực thi và việc lấy đất phải được tính toán như thế nào để không lãng phí.

Ông Đào Trung Chính - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai- nhận xét, để triển khai dự án đặc biệt là công tác bồi thường, UBND tỉnh Đồng Nai đã thực hiện được nhiều việc cần thiết. 100% hộ dân ủng hộ chủ trưởng thực hiện dự án thì quá trình giải phóng mặt bằng sẽ có nhiều thuận lợi. Dự án có diện tích thu hồi lớn, việc xây dựng khung chính sách, giải quyết việc làm cho người dân là việc rất cần thiết. Toàn bộ khung chính sách tương đối đầy đủ theo đúng quy định của luật đất đai.

Tuy nhiên, ông Chính xin trao đổi thêm 1 số ý kiến sau:

Thứ nhất, việc tính giá đất bồi thường, dự thảo khung chính sách đã có quy định cụ thể theo điều 114 luật đất đai, nhưng công tác triển khai sẽ tiến hành như thế nào? Ông Chính kiến nghị, cần xã hội hóa trong việc định giá đất, huy động thêm các công ty tư vấn định giá đất,... Cơ chế đặc thù có thể mời thêm các công ty tư vấn định giá đất uy tín.

Thứ hai, việc hỗ trợ thu hồi đất: Đời sống, sản xuất, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ thu hồi đất ở kết hợp đất kinh doanh, các hỗ trợ khác. Khung chính sách đã thể hiện chi tiết các khoản hỗ trợ, song còn thiếu sự hỗ trợ cho các trường hợp sử dụng đất ở kết hợp với các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ.

Ngoài 3 khoản hỗ trợ chính cần có khoản hỗ trợ khác là chính sách mềm dẻo và linh hoạt trong chính sách đất đai. Luật đất đai giao cho UBND cấp tỉnh được phép vận dụng khoản hỗ trợ này vì có những tường hợp không thể hỗ trợ được. Đối với những dự án đặc biệt, tỉnh có thể trình các trường hợp hỗ trợ đặc biệt để Chính phủ quyết định.

Xin bàn sâu cơ chế giải quyết khiếu nại về giá đất. Cơ bản tổng kết hiện nay khiếu nại bồi thường hệ thống mặt bằng chủ yếu là khiếu nại về giá đất bồi thường. Trong khi giải quyết khiếu nại giá đất, vai trò tham gia của các công ty tư vấn giá đất, vai trò của người có đất bị thu hồi cần nhấn mạnh hơn để có cơ chế bồi thường khách quan.

Cho phép người dân chỉ định 1 đơn vị tư vấn giá đất khác để có 1 hội đồng định giá khách quan, phù hợp.

Về tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Đồng Nai trong khung chính sách có đề nghị tách dự án tái định cư thành 1 dự án riêng, ông Chính nhất trí với đề xuất này.

Cuối cùng, ông Chính đề nghị bên cạnh việc xây dựng khung chính sách tốt, cần có sự tham gia của người trực tiếp có đất bị thu hồi từ khâu đó đạc kiểm đếm đến đến quyền lựa chọn của người dân về nơi ở mới. trọng điểm của quốc gia thì đây quả là điều cực kỳ đáng buồn và lo ngại, chắc chắn cần có giải pháp.

Theo Lao Động

 

 

 

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành: Cần cơ chế đặc thù
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO