“Đồng đội vẫn ở bên tôi”

24/07/2014 00:00

(TN&MT) - Chiến tranh đã lùi xa, ký ức mờ dần, những nhân chứng, vật chứng về một thời hào hùng của đất nước đang ngày một ít đi.

(TN&MT) - Chiến tranh đã lùi xa, ký ức mờ dần, những nhân chứng, vật chứng về một thời hào hùng của đất nước đang ngày một ít đi. Với mong ước, thế hệ tương lai sẽ luôn khắc ghi về một thời oanh liệt của cha ông, người thương binh 4/4 Nguyễn Mạnh Hiệp (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) không quản gian khó vào Nam, ra Bắc tìm kiếm những kỷ vật của đồng đội về lưu giữ như một lời tri ân. Chúng tôi tìm gặp ông trong cái nắng oi ả sau cơn bão đầu tiên của mùa nắng nóng, ông phấn khởi khoe vừa đi Quảng Bình về, ông lại tìm được thêm nhiều kỷ vật của đồng đội trong chuyến đi này.
   
c thi hoa la
   
  Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có người anh trai là liệt sĩ trong kháng chiến chống Pháp. Nối tiếp truyền thống gia đình, 18 tuổi người thanh niên Hà Nội Nguyễn Mạnh Hiệp xếp bút nghiêng quyết tâm nhập ngũ tham gia bảo vệ Tổ quốc. Với nhiệm vụ trinh sát bảo vệ cho Quân khu Trị Thiên, ông Hiệp đã phục vụ tại chiến trường Trị Thiên từ năm 1967 cho đến năm 1972, do tình hình sức khỏe không cho phép, ông Nguyễn Mạnh Hiệp được chuyển về công tác tại Bộ Văn hóa - Thông tin.
   
Đồng đội cũ đến thăm và trao cho ông Hiệp giữ những hiện vật của mình
    
   
  Ông kể cho tôi nghe, chiến trường Trị Thiên ngày đó rất ác liệt, ông và đồng đội trong Sư đoàn 320B không xác định có ngày về. Trong vòng vây của giặc Mỹ, đã có rất nhiều chiến sĩ hi sinh vẫn không tìm thấy tung tích. “Trước khi chiến đấu, anh em chúng tôi thường nói với nhau, nếu đồng chí nào hi sinh thì người còn sống phải mang những đồ dùng, kỷ vật đã gắn bó với mình về gửi lại cho gia đình để họ lưu giữ, và để đồng đội hàng ngày nhớ về họ” - ông Hiệp chia sẻ.
   
  Vì thế, ông tự cho mình là người may mắn qua được cửa tử và mạnh khỏe cho đến lúc đất nước hòa bình. Ý tưởng xây dựng “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” ông đã ấp ủ từ rất lâu rồi nhưng do điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nên đến cuối năm 2011 mới xây dựng được ngôi nhà hai tầng với diện tích 100m2 để trưng bày kỷ vật. 23 năm lặng lẽ tìm kiếm, đến nay, bảo tàng “Chiến tranh một thời máu lửa” của ông có số hiện vật lên đến tới hàng ngàn kỷ vật đáng quý như: Áo chiến đấu của phi công Mỹ, máy bộ đàm, dụng cụ tra tấn, điện thoại, các loại bom và đặc biệt là Bản đồ tác chiến cùng A Lưới (Thừa Thiên - Huế).
   
  Trong số 5 tủ đang được trưng bày tại bảo tàng của mình, ông Hiệp dành riêng 2 tủ để trưng bày những vật dụng của Bộ đội Việt Nam và quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh. Bên tủ của Bộ đội Việt Nam là những chiếc ba lô, dép cao su, ca uống nước, quần áo, dây lưng… còn tủ của quân đội Mỹ, ngoài những vật dụng cá nhân đó còn có thêm các loại tên lửa vác vai H10, H12, A72 và dù nhẩy của phi công dài 18m, máy thông tin 15W, máy thông tin 2W dành cho tiểu đoàn...
   
  Bên cạnh việc sưu tập những kỷ vật của đồng đội, tại bảo tàng của ông còn lưu giữ nhiều hình ảnh quý như: Ảnh kéo cờ giải phóng lên cột cờ Phú Văn Lâu lúc 10 giờ 30 phút ngày 25/3/1975 (đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng), ảnh chụp 10 cô gái thanh niên xung phong tại ngã ba Đồng Lộc; ảnh theo bước chân thần tốc của người lính Quân khu Trị Thiên. Đặc biệt, tại “Bảo tàng chứng tích chiến tranh” của ông lưu giữ và trưng bày những cuốn hồi ký của những người con Quân khu Trị Thiên viết về kỷ niệm một thời chiến trận.
   
Bo tàng gói tình đng đi thiêng liêng
   
  Ông Hiệp tâm sự:  Để có được những kỷ vật như ngày hôm nay, tôi đã từng phải lê la ở các hàng sắt vụn từ Bắc vào Nam. Đi đến đâu tôi cũng để lại số điện thoại để khi có hiện vật mới là chủ hàng có thể liên hệ với mình. Những chuyến đi vào Nam, thậm chí sang cả Lào, Campuchia phải mất nửa tháng, đi đường chỉ có lương khô, nhưng đi đến đâu cũng được bà con giúp đỡ, nên càng làm cho tôi thêm tin tưởng vào công việc mình làm.
   
   
HIện vật tại chiến trường ông Hiệp từng tham gia
    
   
  Vợ ông, bà Phan Hồng Liên cho chúng tôi biết: Lúc đầu, khi ông Hiệp mới bắt đầu công việc sưu tầm kỷ vật, do điều kiện kinh tế không có, nên toàn bộ những gì tìm được đều để tại phòng khách. Càng ngày số lượng càng nhiều khiến nơi ở trở nên chật chội. Ông Hiệp say mê đến nỗi, có những đêm đang ngủ, nhận được điện thoại là ông ấy xách ba lô đi luôn, không nói với vợ một lời.
   
  Biết chồng nặng lòng với đồng đội cũ, bà không bao giờ ca thán việc ông đi đây đi đó vất vả để kiếm tìm tài liệu, hiện vật gắn bó với những đồng đội của ông. Nhưng bà xót xa vì lo lắng sức khỏe của ông, nhất là những khi thời tiết thay đổi các vết thương chiến tranh hành hạ ông. Bà bảo: “Năm nào ông ấy cũng đi, ít thì vài ba chuyến, nhiều có khi hàng chục chuyến vào Nam theo thông tin từ bạn bè trong đó báo tin. Tôi nghĩ đây là việc nghĩa, không biết chia sẻ với ông ấy như thế nào, chỉ biết chăm sóc sức khỏe cho ông ấy không ốm đau, thu vén gia đình cho ông ấy rảnh rang thực hiện nguyện ước cá nhân”.
   
  Ông Hiệp cho biết: Từ khi bảo tàng này ra đời, gia đình tôi đón nhiều đoàn cựu chiến binh là đồng đội cũ của tôi, hay các tỉnh trong cả nước về thăm thủ đô Hà Nội biết thông tin nên nghé thăm gia đình tôi. Và đặc biệt, hàng ngày có rất nhiều các cháu học sinh, sinh viên tại Hà Nội đến thăm và hỏi tôi về những kỷ niệm thời chiến tranh ác liệt đó. Năm nay ông đã gần 70 tuổi. Nếu ông trời thương, cho ông khỏe mạnh ngày nào, ông sẽ vẫn đi tìm hiện vật ngày ấy. Ông không mở bảo tàng để kinh doanh, mà quan trọng nhất là muốn con cháu ông, hiểu giá trị của những hiện vật này, trân trọng gìn giữ cho thế hệ mai sau.
   
  Bài và ảnh: Q.Minh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Đồng đội vẫn ở bên tôi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO