(TN&MT) - Sáng ngày 30/05, hội nghị Đối thoại quốc gia về Quỹ Môi trường toàn cầu Chu kỳ 7 được tổ chức tại Hà Nội. Hội nghị diễn ra 02 ngày 30-31/05. Tham dự và chủ trì hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bà Naoko Ishi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu.
Mục đích của Hội nghị nhằm rà soát kết quả triển khai các dự án được Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ trong chu kỳ 5 và 6, đúc kết bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường năng lực thực hiện dự án của quốc gia trong chu kỳ 7; đồng thời xây dựng định hướng quốc gia của Quỹ Môi trường toàn cầu trong chu kỳ mới, đảm bảo phù hợp với chính sách, chiến lược quốc gia; tận dụng được năng lực cạnh tranh của các cơ quan thực hiện dự án; thu hút sự đầu tư mạnh mẽ và có hiệu quả của các đối tác quốc tế cũng như khu vực tư nhân.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tin tưởng với sự tham dự của Lãnh đạo và đại diện của Quỹ Môi trường toàn cầu, lãnh đạo cấp cao của các định chế tài chính, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại diện của các Bộ, ngành; đại diện của một số địa phương tham gia dự án;... "Đối thoại của chúng ta hôm nay sẽ mở ra cơ những cơ hội trao đổi, hợp tác mới giữa cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các đối tác quốc tế ngày càng khăng khít hơn, các mối quan hệ đối tác sẵn có ngày càng thêm sâu sắc và nhiều mối quan hệ đối tác mới được xây dựng nhằm chung tay giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường tại Việt Nam hiện nay." - Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.
Vinh dự được lựa chọn là quốc gia đăng cai Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 trong các ngày 23 đến 29 tháng 6 năm 2018, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình để tổ chức thành công sự kiện này. Với vai trò là Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức Kỳ họp Đại hội đồng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà kêu gọi sự tham gia và quan tâm của các đại biểu đối với sự kiện đặc biệt quan trọng này. Nhân dịp này Bộ trưởng cảm ơn sâu sắc tới Quỹ Môi trường toàn cầu nói chung và cá nhân bà Naoko Ishi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu về những hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam trong thời gian qua; cảm ơn Ban Thư ký Quỹ Môi trường đã hỗ trợ tổ chức Đối thoại này.
Phát biểu tại hội nghị, Bà Naoko Ishi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu vui mừng cho biết Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 trong các ngày 23 đến 29 tháng 6 năm 2018 sẽ được tổ chức tại Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt đối với bà Naoko Ishi. Theo bà Naoko Ishi, kể từ lần đầu đến Việt Nam năm 1996 cho đến nay Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội… Hiện nay, Việt nam đã hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia toàn cầu, Việt Nam trở thành một mô hình phát triển quan trọng, tuy nhiên trong quá trình phát triển Việt Nam cũng phải giải quyết những thách thức lớn trong đó có vấn đề môi trường, sinh thái…
Với những mục tiêu phát triển trong tương lai của Việt Nam như về nông nghiệp công nghệ cao, mô hình đô thị xanh… đều liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, tài nguyên nước, tác động của biến đổi khí hậu, sinh thái, hợp tác, chuyển giao công nghệ với các đối tác lớn, có nhiều kinh nghiệm… những vấn đề này của Việt Nam Quỹ GEF sẽ có thể hỗ trợ, làm nhà điều phối hỗ trợ Việt Nam tạo ra những chương trình hợp tác bền vững trong tương lai.
Bà Naoko Ishi cho biết, hiện nay thế giới đang thay đổi và thế giới luôn cần những quốc gia có đủ những năng lực để đạt được những tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu: hệ thống sinh thái, kinh tế phát triển đồng bộ… Bà Naoko Ishi hy vọng , cơ hội để Việt Nam có thể tham khảo, học tập và tận dụng được những mục tiêu, cơ hội phát triển này tại Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 sắp tới.
Trên cơ sở ý nghĩa, mục đích của hội nghị Đối thoại quốc gia về Quỹ Môi trường toàn cầu Chu kỳ 7, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu sẽ thảo luận tích cực, thẳng thắn, tập trung vào nội dung: rà soát kết quả thực hiện các dự án trong chu kỳ 5 và 6 (2010-2018), đúc kết bài học kinh nghiệm nhằm tiến tới thực hiện có hiệu quả hơn các dự án được Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ trong chu kỳ tới.
Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và trao đổi khả năng tham gia của quốc gia thực hiện các Chương trình, Dự án khu vực và toàn cầu nhằm thể hiện vai trò, vị thế của Việt Nam trong nỗ lực giải các vấn đề môi trường cấp bách toàn cầu.
Bên cạnh đó, xây dựng định hướng quốc gia của Việt Nam trong Chu kỳ 7 của Quỹ Môi trường toàn cầu nhằm thực hiện cam kết quốc tế trong 07 lĩnh vực: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, hóa chất và chất thải, các vùng nước quốc tế, suy thoái đất, quản lý rừng bền vững và tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực.Tại hội thảo, các đại biểu đại diện cho Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Biến đổi khí hậu, Ngân hàng WB, ADB; đại diện UNIDO Việt Nam; Tổ chức Lương thực thế giới... đã trình bày về các chiến lược ngành và ưu tiên quốc gia chu kỳ 7 của GEF, khung chiến lược ưu tiên của GEF-7./.
Mục đích của Hội nghị nhằm rà soát kết quả triển khai các dự án được Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ trong chu kỳ 5 và 6, đúc kết bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường năng lực thực hiện dự án của quốc gia trong chu kỳ 7; đồng thời xây dựng định hướng quốc gia của Quỹ Môi trường toàn cầu trong chu kỳ mới, đảm bảo phù hợp với chính sách, chiến lược quốc gia; tận dụng được năng lực cạnh tranh của các cơ quan thực hiện dự án; thu hút sự đầu tư mạnh mẽ và có hiệu quả của các đối tác quốc tế cũng như khu vực tư nhân.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà tin tưởng với sự tham dự của Lãnh đạo và đại diện của Quỹ Môi trường toàn cầu, lãnh đạo cấp cao của các định chế tài chính, tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại diện của các Bộ, ngành; đại diện của một số địa phương tham gia dự án;... "Đối thoại của chúng ta hôm nay sẽ mở ra cơ những cơ hội trao đổi, hợp tác mới giữa cơ quan quản lý nhà nước, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các đối tác quốc tế ngày càng khăng khít hơn, các mối quan hệ đối tác sẵn có ngày càng thêm sâu sắc và nhiều mối quan hệ đối tác mới được xây dựng nhằm chung tay giải quyết các vấn đề cấp bách về môi trường tại Việt Nam hiện nay." - Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.
Vinh dự được lựa chọn là quốc gia đăng cai Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 trong các ngày 23 đến 29 tháng 6 năm 2018, Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình để tổ chức thành công sự kiện này. Với vai trò là Trưởng Ban Chỉ đạo tổ chức Kỳ họp Đại hội đồng, Bộ trưởng Trần Hồng Hà kêu gọi sự tham gia và quan tâm của các đại biểu đối với sự kiện đặc biệt quan trọng này. Nhân dịp này Bộ trưởng cảm ơn sâu sắc tới Quỹ Môi trường toàn cầu nói chung và cá nhân bà Naoko Ishi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu về những hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam trong thời gian qua; cảm ơn Ban Thư ký Quỹ Môi trường đã hỗ trợ tổ chức Đối thoại này.
Phát biểu tại hội nghị, Bà Naoko Ishi, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Môi trường toàn cầu vui mừng cho biết Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 trong các ngày 23 đến 29 tháng 6 năm 2018 sẽ được tổ chức tại Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt đối với bà Naoko Ishi. Theo bà Naoko Ishi, kể từ lần đầu đến Việt Nam năm 1996 cho đến nay Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội… Hiện nay, Việt nam đã hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia toàn cầu, Việt Nam trở thành một mô hình phát triển quan trọng, tuy nhiên trong quá trình phát triển Việt Nam cũng phải giải quyết những thách thức lớn trong đó có vấn đề môi trường, sinh thái…
Với những mục tiêu phát triển trong tương lai của Việt Nam như về nông nghiệp công nghệ cao, mô hình đô thị xanh… đều liên quan đến vấn đề quản lý đất đai, tài nguyên nước, tác động của biến đổi khí hậu, sinh thái, hợp tác, chuyển giao công nghệ với các đối tác lớn, có nhiều kinh nghiệm… những vấn đề này của Việt Nam Quỹ GEF sẽ có thể hỗ trợ, làm nhà điều phối hỗ trợ Việt Nam tạo ra những chương trình hợp tác bền vững trong tương lai.
Bà Naoko Ishi cho biết, hiện nay thế giới đang thay đổi và thế giới luôn cần những quốc gia có đủ những năng lực để đạt được những tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu: hệ thống sinh thái, kinh tế phát triển đồng bộ… Bà Naoko Ishi hy vọng , cơ hội để Việt Nam có thể tham khảo, học tập và tận dụng được những mục tiêu, cơ hội phát triển này tại Kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu lần thứ 6 sắp tới.
Trên cơ sở ý nghĩa, mục đích của hội nghị Đối thoại quốc gia về Quỹ Môi trường toàn cầu Chu kỳ 7, Bộ trưởng đề nghị các đại biểu sẽ thảo luận tích cực, thẳng thắn, tập trung vào nội dung: rà soát kết quả thực hiện các dự án trong chu kỳ 5 và 6 (2010-2018), đúc kết bài học kinh nghiệm nhằm tiến tới thực hiện có hiệu quả hơn các dự án được Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ trong chu kỳ tới.
Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và trao đổi khả năng tham gia của quốc gia thực hiện các Chương trình, Dự án khu vực và toàn cầu nhằm thể hiện vai trò, vị thế của Việt Nam trong nỗ lực giải các vấn đề môi trường cấp bách toàn cầu.
Bên cạnh đó, xây dựng định hướng quốc gia của Việt Nam trong Chu kỳ 7 của Quỹ Môi trường toàn cầu nhằm thực hiện cam kết quốc tế trong 07 lĩnh vực: đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, hóa chất và chất thải, các vùng nước quốc tế, suy thoái đất, quản lý rừng bền vững và tiếp cận tổng hợp đa lĩnh vực.Tại hội thảo, các đại biểu đại diện cho Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường; Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Biến đổi khí hậu, Ngân hàng WB, ADB; đại diện UNIDO Việt Nam; Tổ chức Lương thực thế giới... đã trình bày về các chiến lược ngành và ưu tiên quốc gia chu kỳ 7 của GEF, khung chiến lược ưu tiên của GEF-7./.