Điện Biên: Phu Luông "khát" nước sạch…

27/04/2017 00:00

(TN&MT) - Đóng chân ở khu vực giáp ranh biên giới, nhiều năm qua, thầy và trò trường Mầm non Phu Luông, huyện Điện Biên (Điện Biên) không có nước sinh hoạt. Hàng ngày các cô giáo trong trường ngoài thời gian lên lớp còn phải thay nhau đi xách từng xô nước trong khe núi cách trường 500m để lấy nước, nấu ăn cho các cháu.

Để có được những bữa cơm như thế này các cô phải mất bao công sức, đi bộ xuyên rừng xách từng xô nước về
Để có được những bữa cơm như thế này các cô phải mất bao công sức, đi bộ xuyên rừng xách từng xô nước về

Cô giáo Lò Thị Bích, Hiệu trưởng nhà trường tâm sự: Tính cả giáo viên và học sinh, thì nhà trường có khoảng 200 người. Nỗi lo của chúng tôi chính là nguồn nước sinh hoạt cho các cháu. Vào mùa khô, để đảm bảo đủ nước sinh hoạt và nấu ăn cho các cháu, cán bộ, giáo viên phải thay nhau đi lấy nước. Có hôm đông người lấy phải đợi cả giờ đồng hồ mới lấy được 1 xô nước, khổ cực vô cùng.

Điểm lấy nước cách trường gần 500m, chuyện các cô bị vắt cắn chảy máu là thường xuyên
Điểm lấy nước cách trường gần 500m, chuyện các cô bị vắt cắn chảy máu là thường xuyên

Theo chân các cô đến mó nước của nhà trường, gọi là mó chứ đúng ra chỉ là khe suối cạn được thầy cô bắc chiếc ống nhỏ để lấy nước. Hứng từng xô nước còn vẩn đục pha lẫn với cát, lá cây rừng cùng mùi ngai ngái lẫn nước đái trâu, bò của người dân thả rông. Chúng tôi không thể tin nổi đã nhiều năm rồi hơn 200 cô trò của nhà trường phải chịu nỗi vất vả về nước sinh hoạt.

Vất vả đi xách nước, nhưng chỉ cần trượt chân, các cô lại phải mất thêm 30 phút nữa mới hứng được xô nước mới.
Vất vả đi xách nước, nhưng chỉ cần trượt chân, các cô lại phải mất thêm 30 phút nữa mới hứng được xô nước mới.

“Đây là điểm duy nhất có thể lấy được nước sinh hoạt cho nhà trường. Mùa mùa mưa nước đục, phía trên đầu nguồn người dân bản địa chăn thả gia súc, nhiều hôm lấy nước về mà chúng tôi không dám sử dụng vì toàn mùi phân trâu, các cô lại góp tiền mua bình nước lọc để nấu ăn cho các cháu” - cô Lò Thị Bích cho biết thêm.

Vất vả xác từng xô nước nên các cô rất khiêm tốn khi sử dụng. Nước thừa sau khi rửa rau, vo gạo, rửa bát, đĩa lại được các cô dùng để dội nhà vệ sinh, tưới rau...

Đi xa như vậy nhưng nước cũng không sạch
Đi xa như vậy nhưng nước cũng không sạch

Vừa để xô nước xuống, cô giáo Hà chân đầy máu vì bị vắt rừng cắn. “Đây là chuyện bình thường anh ạ, chúng em quen rồi, ngày nào đi lấy nước mà chẳng bị vắt cắn. Ngày đầu mới vào trường, mỗi khi đi lấy nước nhìn thấy vắt còn vứt cả xô nước bỏ chạy, nhưng dần thành quen rồi” cô Hà tâm sự.

Điểm trường trung tâm đã thiếu nước như vậy, còn các điểm trường tại bản thì khó khăn hơn nhiều. Các cô giáo ngoài việc lên lớp còn cùng phụ huynh học sinh đi lấy nước, nấu cơm phục vụ các cháu. Có điểm trường phải đi xa hàng mấy cây số để lấy nước.

Điện Biên đang bước vào những ngày khô hanh, nắng nóng tăng cao và không tránh khỏi những trận gió Lào thổi. Các cô trò trường Mầm non xã biên giới Phu Luông lại nơm nớp nỗi lo, trèo trống sao qua mùa hè năm nay!

Nam Hương

 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Điện Biên: Phu Luông "khát" nước sạch…
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO