(TN&MT) - Tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải đang được coi là hàng rào thương mại lớn của ngành dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường quốc tế. Hiện nay,...
(TN&MT) - Tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải đang được coi là hàng rào thương mại lớn của ngành dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường quốc tế. Hiện nay, một số thị trường lớn như: Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu đang có quy định về dán nhãn cacbon, trong đó, yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu về mức độ phát thải cacbon trên dây chuyền công nghệ sản xuất ra sản phẩm dệt may.
Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn giúp ngành dệt may Việt Nam tiết kiệm khoảng 30% năng lượng trong sản xuất. Ảnh: MH
Chấp nhận yêu cầu của thị trường
Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, trung bình mỗi năm, ngành dệt may Việt Nam đang phải chi khoảng 3 tỷ USD cho năng lượng sản xuất, đội giá thành sản xuất lên cao và trở thành một trong những điểm yếu của sản phẩm dệt may Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp dệt may trong nước có quy mô nhỏ và vừa, tiềm lực tài chính hạn chế nên vẫn duy trì hệ thống công nghệ sản xuất cũ, rất tiêu tốn năng lượng.
Các nghiên cứu cho thấy, ngành dệt may đang chiếm 11% tổng nhu cầu năng lượng trong các ngành kinh tế công nghiệp và phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2. Công nghiệp dệt may của Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước có cường độ sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới, bởi theo tính toán, cứ 1 đồng sản xuất phải mất 1 đồng cho chi phí năng lượng. Có đến gần 200 doanh nghiệp dệt may thuộc diện doanh nghiệp phát thải trọng điểm (tiêu thụ 1.000 tấn CO2 quy đổi).
Theo ông Giang, trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với những quy định kỹ thuật chặt chẽ trên thị trường thế giới về giá thành, chất lượng sản phẩm, về an toàn cho người tiêu dùng và an toàn cho chính người lao động trong ngành. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội, để DN hướng đến đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm khi xuất khẩu, tăng uy tín thương hiệu đối với người tiêu dùng trong nước.
Dệt may Việt Nam hiện đang xuất khẩu sang 4 thị trường lớn là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và bắt đầu đẩy mạnh hàng hóa vào thị trường mới như Trung Quốc hay Nga. Từ tháng 3/2018, Việt Nam gia nhập Hiệp định Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mở ra cơ hội để tăng cường xuất khẩu vào những thị trường phi truyền thống như Canada và Úc. Đây là những thị trường khá lớn trong khi xuất khẩu của Việt Nam hiện tại còn rất khiêm tốn.
Ông Hoàng Văn Tâm, đại diện Văn phòng Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh (Bộ Công Thương) cho biết, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới chuẩn bị có hiệu lực như CPTPP hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đều có quy định về cam kết bảo vệ môi trường, phát thải cacbon thấp. Hiện nay, đa số doanh nghiệp (DN) dệt may đã tiếp nhận yêu cầu dán nhãn cacbon trên sản phẩm từ nhà nhập khẩu. Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới cũng bắt đầu ưu tiên lựa chọn những đối tác doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để tăng uy tín. Bởi vậy, từ nay cho đến khi các Hiệp định này chính thức có hiệu lực, cơ quan chức năng và doanh nghiệp cần cố gắng chuẩn bị tốt năng lực sản xuất. Và ngay từ bây giờ, xúc tiến kết nối, làm việc với khách hàng cùng tìm ra các giải pháp đáp ứng những yêu cầu về xuất xứ của sản phẩm.
Có thể tiết kiệm 30% chi phí năng lượng
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, việc áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả và giảm tiêu hao năng lượng có thể giúp ngành dệt may Việt Nam tiết kiệm khoảng 30% năng lượng trong sản xuất. Điều này đồng nghĩa việc giảm khoảng 1 tỷ USD chi phí sản xuất mỗi năm, giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh và có thêm nguồn lực.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang phối hợp cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ triển khai Chương trình năng lượng phát thải thấp. Chương trình hỗ trợ hàng chục doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn và công nghệ sản xuất tiên tiến, năng lượng tái tạo hoặc các thiết bị sử dụng phế phẩm của ngành để tạo năng lượng. Trong đó, ngành dệt may có nhiều dòng sản phẩm và công đoạn sản xuất, chủ yếu tiêu thụ năng lượng từ than, khí nén và điện năng.
Để chủ động ứng phó rào cản kỹ thật ngày càng nghiêm ngặt, ông Vũ Đức Giang đề nghị, Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phối hợp với các nhà khoa học, tổ chức tín dụng để tiếp cận nguồn vốn, khoa học công nghệ về tiết kiệm điện năng; nhân rộng những mô hình tiết kiệm năng lượng (TKNL) hiệu quả. Các Bộ, ngành liên quan cần thiết phải xây dựng quy định tiêu chuẩn năng lượng tối thiểu cho từng lĩnh vực; hình thành tín chỉ thương mại về cacbon; thị trường mua bán tín chỉ cacbon; tiêu chuẩn hiệu suất… Về tài chính cần có cơ chế bảo lãnh của các ngân hàng trong việc cho DN vay vốn.
Các doanh nghiệp - những đối tượng giảm phát thải chính phải thay đổi tư duy về tiết kiệm năng lượng trong giảm chi phí và hạ giá thành sản xuất, chủ động tiếp cận chính sách và các chương trình hỗ trợ hỗ trợ phát thải thấp. Về lâu dài, cần có cơ chế hoạt động minh bạch cho các công ty dịch vụ năng lượng, công ty tìm kiếm giải pháp tài chính hỗ trợ DN triển khai giải pháp TKNL, từng bước hình thành quỹ quay vòng vốn cho DN.
Dự kiến đến tháng 6/2018, liên minh các doanh nghiệp dệt may bền vững sẽ chính thức thành lập để hỗ trợ DN Việt Nam cải thiện môi trường sản xuất, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo Tài nguyên Môi trường.
Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra tại phiên họp của Hội đồng thẩm định quốc gia Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch), sáng 8/2.
Chiều 7/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp bà Ramba Khalidi, Trưởng đại diện thường trú Tổ chức Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam; bà Aler Grubbs, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam.
(TN&MT) - Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp giao ban Chương trình công tác và nhiệm vụ trọng tâm Quý I/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu các đơn vị lãnh đạo Bộ TN&MT cần đoàn kết, đồng tâm “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt” để hoàn thành các nhiệm vụ.
Xã hội - Quang Anh – Văn Danh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng T - 20:45 08/02/2023
Ngày 8/2, các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đồng loạt tổ chức Lễ giao - nhận quân năm 2023 với 1.730 thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ.
(TN&MT) - Tấc đất, tấc vàng!. Tự bao đời nay, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Mường Ảng (Điện Biên) đều sống nhờ vào đất. Đất là công cụ để làm ra của cải vật chất nuôi sống, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
(TN&MT) - Vào Vụ Hè Thu năm nay, nhiều diện tích đất lúa bị thiếu nước tại một số địa phương ở Thừa Thiên Huế đã được người dân chuyển đổi sang cây trồng cạn mang lại hiệu quả, giúp bà con cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống.
(TN&MT) - Chủ tịch UBND Quảng Ngãi yêu cầu các địa phương phải hạn chế thấp nhất việc chậm trễ giải quyết thủ tục đất đai cho người dân. Đồng thời, phải có báo cáo kết quả kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân để xảy ra chậm trễ...
(TN&MT) - UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 61/UBND-VP3 ngày 3/2/2023 yêu cầu các sở, ngành, địa phương cùng các đơn vị liên quan tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 54/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản về việc đảm bảo quy hoạch, môi trường, không để xảy ra sạt lở đối với Dự án đầu tư khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng thông thường tại điểm mỏ PS1, Km34, thôn Lao Đu, xã Phước Xuân và thôn...
(TN&MT) - Đất đai tại các địa phương vùng Tây Bắc đang có tình trạng thoái hóa đất với mức độ gia tăng. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến vùng đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất canh tác. Nếu không sớm có giải pháp, rất...
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 8/2, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế có mưa phùn và sương mù, gió đông nam cấp 2-3, trời lạnh. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào vài nơi;...
(TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chính sách của Trung ương, tỉnh Bắc Kạn đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để hỗ trợ các chương trình nước sinh hoạt tập trung, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình nước sạch tại...
Mô hình nhà màng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang được nhiều bà con các dân tộc của huyện miền núi Bá Thước áp dụng, đem lại hiệu quả kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường.
(TN&MT) - Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 132/QĐ-BCT về việc giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt...