(TN&MT) – Sáng 2/3, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Liên minh Nước sạch và Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng tổ chức Lễ công bố Báo cáo nghiên cứu về ô nhiễm nước và sự cần thiết phải xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, ông Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho biết: “Trước thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ô nhiễm đã tồn tại nhưng không đến mức nguy hiểm. Sau một thời gian phát triển xã hội và phát thải cao dẫn đến ô nhiễm, trong đó các loại ô nhiễm liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Ô nhiễm nước có ảnh hưởng tiêu cực, diễn ra nhanh, lâu dài và khắc phục phức tạp. Việt Nam bắt đầu sự nghiệp đổi mới năm 1986, đến năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam ra đời, đến 2006, Luật Bảo vệ môi trường được sửa đỏi bổ sung lần thứ 2 và gần đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực từ năm 2015. Việt Nam đã ban hành hệ thống pháp luật về môi trường nhưng pháp luật cụ thể về kiểm soát ô nhiễm nước còn hạn chế, trong khi tại các nước trên thế giới, Luật Kiểm soát ô nhiễm nước không chồng chéo và quy định rõ quyền lợi của cá nhân, môi trường được bảo đảm”. Theo ông Nghiêm Vũ Khải, báo cáo nghiên cứu gồm 4 phần chính là Phần 1 “Ô nhiễm nước: Hiện trạng, các ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế”; Phần 2 “Những bất cập trong hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước”; Phần 3 “Kinh nghiệm quốc tế trong kiểm soát ô nhiễm nước”; Phần 4 “Khuyến nghị về ban hành Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam”.
Trình bày báo cáo, bà Nguyễn Ngọc Lý – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng cho biết: “Ô nhiễm nước và kiểm soát ô nhiễm nước là lĩnh vực hết sức phức tạp. Bất kỳ nội dung nào trong lĩnh vực này cũng liên quan mật thiết tới kinh tế, xã hội và luật pháp. Nội dung kiểm soát ô nhiễm nước bao trùm các khía cạnh sinh thái, bảo tồn, tính chất lý hóa của nước, các vấn đề công nghệ, tiêu chuẩn, các vấn đề quản lý lưu vực, quản lý nguồn nước. Chính vì độ phức tạp như vậy mà ô nhiễm nước vẫn tồn tại dai dẳng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Hệ sinh thái nước mặt cũng bị tổn hại nghiêm trọng”.
Từ thực tiễn ô nhiễm nước trong thời gian qua, báo cáo đã phân tích những bất cập thách thức trong kiểm soát ô nhiễm theo hệ thống luật pháp hiện nay. Một trong những thách thức lớn nhất là kiểm soát ô nhiễm nước chưa được chú ý đúng tầm quan trọng và cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế mà chỉ được đưa vào như một phần nhỏ tích hợp trong công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy công tác kiểm soát các hành vi xả thải, các nguồn ô nhiễm còn mang tính gián tiếp, hình thức. Các công cụ thực thi kiểm soát ô nhiễm nước bị tản mạn nằm trong nhiều luật và có quan hệ chéo phức tạp trong hệ thống quản lý hành chính, dẫn đến tính thực thi chưa có hiệu quả cao. Việc thực thi các hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước trong hệ thống luật hiện nay cũng đối mặt với các thách thức như nền tảng công nghệ xử lý nước thải còn yếu và thiếu, các nguồn nước thải bị quản lý bởi nhiều bên khác nhau.Báo cáo cũng phân tích kinh nghiệm quốc tế, cụ thể kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm nước của các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan để tham khảo. Các nước này đều trải qua thời kỳ công nghiệp hóa đô thị hóa mạnh mẽ, đã gặp phải nhiều sự cố về ô nhiễm nước hết sức nặng nề. Họ cũng phải trải qua một chặng đường dài trong công tác kiểm soát ô nhiễm nước và khôi phục chất lượng nước mặt và đạt được các kết quả tương đối tốt.
“Các nước này đều có Luật hoặc hệ thống luật chuyên biệt kiểm soát ô nhiễm nước và đều đưa khoa học công nghệ xử lý nước thải làm điểm tựa cho các công cụ kiểm soát, coi việc bảo tồn hệ sinh thái cho cá và các thủy sinh trong nước, đảm bảo an toàn cho sinh kế con người là mục tiêu cao nhất. Trung Quốc đã đầu tư vào chương trình khoa học công nghệ xử lý ô nhiễm nước như một chương trình trọng yếu và cải thiện Luật Kiểm soát ô nhiễm nước để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước…” – bà Nguyễn Ngọc Lý nhấn mạnh.Kiến nghị Bộ TN&MT đề xuất xây dựng Luật kiểm soát ô nhiễm nước vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội khóa XIV và triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước vào năm 2018 là một trong nhiều kiến nghị đưa ra trong Báo cáo nghiên cứu ô nhiễm nước và sự cần thiết phải xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam.
Đa số các đại biểu tại buổi lễ đều cho rằng cần phải ban hành Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam để bảo vệ môi trường, đặc biệt là tài nguyên nước.
Phát biểu khai mạc, ông Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cho biết: “Trước thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ô nhiễm đã tồn tại nhưng không đến mức nguy hiểm. Sau một thời gian phát triển xã hội và phát thải cao dẫn đến ô nhiễm, trong đó các loại ô nhiễm liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Ô nhiễm nước có ảnh hưởng tiêu cực, diễn ra nhanh, lâu dài và khắc phục phức tạp. Việt Nam bắt đầu sự nghiệp đổi mới năm 1986, đến năm 1993, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam ra đời, đến 2006, Luật Bảo vệ môi trường được sửa đỏi bổ sung lần thứ 2 và gần đây nhất là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 có hiệu lực từ năm 2015. Việt Nam đã ban hành hệ thống pháp luật về môi trường nhưng pháp luật cụ thể về kiểm soát ô nhiễm nước còn hạn chế, trong khi tại các nước trên thế giới, Luật Kiểm soát ô nhiễm nước không chồng chéo và quy định rõ quyền lợi của cá nhân, môi trường được bảo đảm”. Theo ông Nghiêm Vũ Khải, báo cáo nghiên cứu gồm 4 phần chính là Phần 1 “Ô nhiễm nước: Hiện trạng, các ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế”; Phần 2 “Những bất cập trong hệ thống pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước”; Phần 3 “Kinh nghiệm quốc tế trong kiểm soát ô nhiễm nước”; Phần 4 “Khuyến nghị về ban hành Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam”.
Trình bày báo cáo, bà Nguyễn Ngọc Lý – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng cho biết: “Ô nhiễm nước và kiểm soát ô nhiễm nước là lĩnh vực hết sức phức tạp. Bất kỳ nội dung nào trong lĩnh vực này cũng liên quan mật thiết tới kinh tế, xã hội và luật pháp. Nội dung kiểm soát ô nhiễm nước bao trùm các khía cạnh sinh thái, bảo tồn, tính chất lý hóa của nước, các vấn đề công nghệ, tiêu chuẩn, các vấn đề quản lý lưu vực, quản lý nguồn nước. Chính vì độ phức tạp như vậy mà ô nhiễm nước vẫn tồn tại dai dẳng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội và sức khỏe con người. Hệ sinh thái nước mặt cũng bị tổn hại nghiêm trọng”.
Từ thực tiễn ô nhiễm nước trong thời gian qua, báo cáo đã phân tích những bất cập thách thức trong kiểm soát ô nhiễm theo hệ thống luật pháp hiện nay. Một trong những thách thức lớn nhất là kiểm soát ô nhiễm nước chưa được chú ý đúng tầm quan trọng và cần thiết trong sự nghiệp phát triển kinh tế mà chỉ được đưa vào như một phần nhỏ tích hợp trong công tác bảo vệ môi trường. Vì vậy công tác kiểm soát các hành vi xả thải, các nguồn ô nhiễm còn mang tính gián tiếp, hình thức. Các công cụ thực thi kiểm soát ô nhiễm nước bị tản mạn nằm trong nhiều luật và có quan hệ chéo phức tạp trong hệ thống quản lý hành chính, dẫn đến tính thực thi chưa có hiệu quả cao. Việc thực thi các hoạt động kiểm soát ô nhiễm nước trong hệ thống luật hiện nay cũng đối mặt với các thách thức như nền tảng công nghệ xử lý nước thải còn yếu và thiếu, các nguồn nước thải bị quản lý bởi nhiều bên khác nhau.Báo cáo cũng phân tích kinh nghiệm quốc tế, cụ thể kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm nước của các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan để tham khảo. Các nước này đều trải qua thời kỳ công nghiệp hóa đô thị hóa mạnh mẽ, đã gặp phải nhiều sự cố về ô nhiễm nước hết sức nặng nề. Họ cũng phải trải qua một chặng đường dài trong công tác kiểm soát ô nhiễm nước và khôi phục chất lượng nước mặt và đạt được các kết quả tương đối tốt.
“Các nước này đều có Luật hoặc hệ thống luật chuyên biệt kiểm soát ô nhiễm nước và đều đưa khoa học công nghệ xử lý nước thải làm điểm tựa cho các công cụ kiểm soát, coi việc bảo tồn hệ sinh thái cho cá và các thủy sinh trong nước, đảm bảo an toàn cho sinh kế con người là mục tiêu cao nhất. Trung Quốc đã đầu tư vào chương trình khoa học công nghệ xử lý ô nhiễm nước như một chương trình trọng yếu và cải thiện Luật Kiểm soát ô nhiễm nước để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước…” – bà Nguyễn Ngọc Lý nhấn mạnh.Kiến nghị Bộ TN&MT đề xuất xây dựng Luật kiểm soát ô nhiễm nước vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội khóa XIV và triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước vào năm 2018 là một trong nhiều kiến nghị đưa ra trong Báo cáo nghiên cứu ô nhiễm nước và sự cần thiết phải xây dựng Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam.
Đa số các đại biểu tại buổi lễ đều cho rằng cần phải ban hành Luật Kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam để bảo vệ môi trường, đặc biệt là tài nguyên nước.