ĐBQH Dương Minh Tuấn: Cần hạn chế chồng chéo trong quản lý ngoại thương

25/05/2017 00:00

(TN&MT) - Sáng 25/5, phát biểu thảo luận ở hội trường “về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật quản lý ngoại thương”, Đại biểu Dương Minh Tuấn - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng: “Cần phải làm rõ cơ quan có thẩm quyền quyết định quản lý ngoại thương, hạn chế chồng chéo trong công tác quản lý lĩnh vực này…”

Sáng 25/5, phát biểu thảo luận tại hội trường, Đại biểu Dương Minh Tuấn - Đoàn ĐBQH Bà Rịa - Vũng Tàu
Đại biểu Dương Minh Tuấn - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Bà Rịa - Vũng Tàu phát biểu thảo luận tại hội trường sáng 25/5. Ảnh:Quốc Khánh

Trong điều 25 của Dạ án Luật Quán lý Ngoại thương quy định về nguyên tắc áp dụng chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu… đề nghị bỏ sung cụm từ “bình đẳng” trước cụm từ “tạo thuận lợi” cho hoạt động xuất nhập khẩu để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân theo Hiến pháp 2013.

“Tôi đề nghị sửa lại khoản 1, điều 25 thành: “1 - Việc chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hang hóa đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, bình đẳng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu nhập khẩu hành hóa” . ông Dương Minh Tuấn nói.

Góp ý vào điểm b, khoản 3, Điều 84 của Dự án Luật về áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Đại biểu Dương Minh Tuấn đề nghị chuyển từ “căn cứ vào kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp chống bán phá giá…” thành “Khi đã có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra xác nhận rõ ràng hành vi bán phá giá thì Bộ trưởng Bộ Công thương áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo luật định”.

Đại biểu Dương Minh Tuấn cho rằng, không nên quy định “lựa chọn” như trên, trừ trường hợp trong biên độ bán phá giá trong hạn mức cho phép (quy định tại khoản 2, 3 Điều 81 Luật này). Tương tự như vậy, cũng áp dụng đối với điểm b, khoản 3 Điều 92 về áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

Với điểm b, khoản 4, Điều 84 về áp thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước và điểm b, khoản 4, Điều 92 về thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước… Đại biểu Dương Minh Tuấn cho rằng đó là áp dụng nguyên tắc hồi tố. “Khi đã áp dụng nguyên tắc này, thì thời gian áp dụng là kể từ khi có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được xác định là có bán phá giá, có trợ cấp khi biên độ vượt mức luật định, chứ không chỉ là 90 ngày mới đảm bảo triệt để, công bằng và nghiêm khắc, có tác dụng răn đe, phòng ngừa cao” - Đại biểu Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo Đại biểu Trương Minh Tuấn, về tổng quan, toàn bộ dự thảo Luật Quản lý Ngoại thương đều quy định: “cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng…” tại các điều 18, 20, 21, 23… là chung chung. Đại biểu Dương Minh Tuấn góp ý: “Nên đề nghị quy định rõ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định biện pháp quản lý ngoại thương tương ứng là cơ quan nào? Trường hợp không nêu rõ, đề nghị quy định cụ thể “Chính phủ quy định chi tiết nội dung này”. Vì vậy, cần phải làm rõ cơ quan có thẩm quyền quyết định quản lý ngoại thương, hạn chế chồng chéo trong công tác quản lý lĩnh vực này…”

Việt Hùng(ghi)

 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
ĐBQH Dương Minh Tuấn: Cần hạn chế chồng chéo trong quản lý ngoại thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO