Dấu tích 10 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cố đô Huế

19/05/2017 00:00

(TN&MT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 10 năm sống ở Huế trước khi ra đi tìm đường cứu nước. Những năm tháng tại đây đã giúp Bác hình thành nên tư tưởng yêu nước và đã để lại nhiều dấu tích quan trọng.

Huế là vùng đất lịch sử giàu bản sắc văn hoá, với nhiều di tích, di sản vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Bên cạnh những di tích thuộc quần thể Cố đô Huế, các di tích lịch sử Cách mạng, thì còn một nhóm di tích không thể không nhắc đến: Đó là những di tích và địa điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cố đô miền Trung vinh dự là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng gia đình của Người đã từng sống, lao động, học tập, tham gia hoạt động Cách mạng trong hai giai đoạn 1895-1901 và 1906-1909, khi Người ở lứa tuổi 5 đến 11, và từ 16 đến 19 tuổi. Khoảng thời gian 10 năm đó tuy không phải là dài, nhưng là những năm tháng tuổi thơ ý nghĩa đầy gian khó, hình thành nên tính cách, nuôi dưỡng tâm hồn yêu nước của Người lãnh tụ vĩ đại. Để rồi Người đã đưa dân tộc Việt Nam sang một trang sử mới.

Bây giờ, người dân xứ Huế vẫn luôn tự hào rằng mảnh đất Cố đô Huế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng gia đình đã đến và gắn bó.

Cùng PV Báo Điện tử Tài nguyên & Môi trường đi tìm lại những dấu tích mà Bác Hồ đã trải qua tại Cố đô Huế qua những hình ảnh, nhân kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Người (19/5/1890- 19/5/2017):

Di tích ngôi nhà số 112 phố Mai Thúc Loan (phường Thuận Lộc, TP. Huế) là gia đình Bác Hồ sống từ năm 1895- 1901
Di tích ngôi nhà số 112 phố Mai Thúc Loan (phường Thuận Lộc, TP. Huế) là gia đình Bác Hồ sống từ năm 1895- 1901

 

Ngôi nhà bằng gỗ có 3 gian mái ngói, và một chái bếp lợp tranh; là nơi chứng kiến những năm tháng đèn sách của thân phụ Bác Hồ khi ôn thi, những nhọc nhằn của thân mẫu Bác khi nuôi chồng con ăn học. Người em kế của Bác Hồ- Nguyễn Sinh Xin cũng sinh ra ở đây.
Ngôi nhà bằng gỗ có 3 gian mái ngói, và một chái bếp lợp tranh; là nơi chứng kiến những năm tháng đèn sách của thân phụ Bác Hồ khi ôn thi, những nhọc nhằn của thân mẫu Bác khi nuôi chồng con ăn học. Người em kế của Bác Hồ- Nguyễn Sinh Xin cũng sinh ra ở đây.

 

Những vật dụng sinh hoạt của gia đình Bác được lưu lại
Những vật dụng sinh hoạt của gia đình Bác được lưu lại

 

Bộ khung cửi mà bà Hoàng Thị Loan dùng để dệt vải, kiếm tiền lo cho chồng con trong những năm tháng tại Huế
Bộ khung cửi mà bà Hoàng Thị Loan dùng để dệt vải, kiếm tiền lo cho chồng con trong những năm tháng tại Huế

 

Miếu Âm Hồn cạnh di tích 112 Mai Thúc Loan là nơi Bác Hồ chứng kiến những lễ cúng tế, nghe những bài văn tế cảm động đã khơi dậy những tư tưởng yêu nước, thương dân
Miếu Âm Hồn cạnh di tích 112 Mai Thúc Loan là nơi Bác Hồ chứng kiến những lễ cúng tế, nghe những bài văn tế cảm động đã khơi dậy những tư tưởng yêu nước, thương dân

 

Ngôi nhà tranh tại làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang) là nơi mang dấu ấn sâu đậm trong thời gian Bác Hồ theo cha và anh về sinh sống, học tập trong thời gian 1898-1900
Ngôi nhà tranh tại làng Dương Nỗ (xã Phú Dương, huyện Phú Vang) là nơi mang dấu ấn sâu đậm trong thời gian Bác Hồ theo cha và anh về sinh sống, học tập trong thời gian 1898-1900

 

Đình làng Dương Nỗ là nơi mà Bác Hồ thường hay  đến chơi và viếng cảnh trong thời gian Người sống và học tập ở đây. Trong ảnh là Di tích đình làng Dương Nỗ (xã Phú Dương). Công trình được công nhận là di tích Quốc gia năm 1990
Đình làng Dương Nỗ là nơi mà Bác Hồ thường hay đến chơi và viếng cảnh trong thời gian Người sống và học tập ở đây. Trong ảnh là Di tích đình làng Dương Nỗ (xã Phú Dương). Công trình được công nhận là di tích Quốc gia năm 1990

 

Di tích Bến Đá bên sông Phổ Lợi, nơi Nguyễn Sinh Cung thường lui tới tắm giặt trong những năm tháng học tập và sống tại làng Dương Nỗ
Di tích Bến Đá bên sông Phổ Lợi, nơi Nguyễn Sinh Cung thường lui tới tắm giặt trong những năm tháng học tập và sống tại làng Dương Nỗ

 

Di tích Trường Tiểu học Pháp- Việt Đông Ba, bên cạnh cửa Đông Ba là nơi Bác Hồ từng theo học trong khoảng thời gian Người cùng cha vào Huế lần thứ 2 (1906 - 1909)
Di tích Trường Tiểu học Pháp- Việt Đông Ba, bên cạnh cửa Đông Ba là nơi Bác Hồ từng theo học trong khoảng thời gian Người cùng cha vào Huế lần thứ 2 (1906 - 1909)

 

Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại trường Quốc Học khoá 1908 - 1909. Tại đây, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lĩnh hội được bản chất chế độ thực dân cùng các vấn đề chính trị, xã hội đương thời
Năm 1908, Nguyễn Tất Thành là 1 trong 10 học sinh giỏi nhất trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba thi vượt cấp vào lớp đệ nhị trung học tại trường Quốc Học khoá 1908 - 1909. Tại đây, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lĩnh hội được bản chất chế độ thực dân cùng các vấn đề chính trị, xã hội đương thời

 

Di tích Tòa Khâm sứ Trung kỳ (cơ quan quyền lực cao nhất của thực dân Pháp ở miền Trung trước 1945) chứng kiến người học trò ưu tú của trường Quốc học– Nguyễn Tất Thành đứng trong hàng ngũ biểu tình chống thuế, nói lên tiếng nói chính nghĩa, đòi quyền được sống, quyền được làm người...
Di tích Tòa Khâm sứ Trung kỳ (cơ quan quyền lực cao nhất của thực dân Pháp ở miền Trung trước 1945) chứng kiến người học trò ưu tú của trường Quốc học– Nguyễn Tất Thành đứng trong hàng ngũ biểu tình chống thuế, nói lên tiếng nói chính nghĩa, đòi quyền được sống, quyền được làm người...

 

10 năm tại Huế của Bác Hồ đã để lại những ấn tượng và khó phai trong lòng người dân xứ Huế
10 năm tại Huế của Bác Hồ đã để lại những ấn tượng và khó phai trong lòng người dân xứ Huế

 

Những kỷ vật và dấu tích của Người sẽ mãi mãi in đậm theo thời gian đối với dân tộc Việt Nam
Những kỷ vật và dấu tích của Người sẽ mãi mãi in đậm theo thời gian đối với dân tộc Việt Nam

Bài & ảnh:Thế Anh – Quỳnh Anh

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dấu tích 10 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cố đô Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO