Đâu sẽ là kênh đầu tư “vua” khi Phú Quốc lên thành phố?

PV| 16/06/2020 14:41

(TN&MT) - Ngay đầu tháng 6, thị trường BĐS Phú Quốc đã liên tiếp đón nhận những “lực đẩy” quan trọng. BĐS đô thị được nhận định sẽ là kênh đầu tư “vua” khi Phú Quốc lên thành phố.

BĐS Phú Quốc liên tiếp đón lực đẩy mới

Gần 2 năm qua thị trường BĐS Phú Quốc diễn ra quá trình thanh lọc mạnh mẽ. Nhà đầu tư “lướt sóng” đã thoái lui, nhường chỗ cho những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính vững mạnh, tầm nhìn dài hạn. Đó là những người đã đặt trọn niềm tin vào định hướng phát triển của Phú Quốc, tin huyện đảo sẽ sớm trở thành Thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam. Những chuyển động dồn dập của Phú Quốc gần đây cho thấy niềm tin đó đã được đặt đúng chỗ.

Mới đây, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết về việc miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế Phú Quốc. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020. Đầu tháng 6, tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư Dự án Khu phi thuế quan Phú Quốc. Doanh nghiệp trúng thầu Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn. Dự án được triển khai trong 5 năm, quy mô 101 ha, tổng vốn đầu tư 6.830 tỷ đồng. Đây sẽ là trung tâm miễn thuế lớn nhất Việt Nam và Top đầu khu vực.

Phú Quốc đang tiến nhanh tới mục tiêu trở thành Thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam (ảnh đô thị Meyhomes Capital Phú Quốc tại trung tâm An Thới)

Chuyển động quan trọng khiến nhà đầu tư “vui như mở cờ trong bụng” là ngày 4/6 tỉnh Kiên Giang đã triển khai lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố Phú Quốc. Kết thúc 30 ngày lấy ý kiến, tỉnh sẽ hoàn tất thủ tục theo quy định, trình các Bộ, ngành Trung ương và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Phú Quốc. Trước đó, Chính phủ đã cho phép UBND tỉnh Kiên Giang thuê tư vấn nước ngoài lập mới quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc theo định hướng phát triển thành đơn vị kinh tế - hành chính đặc biệt (theo văn bản số 739/TTg-CN ngày 8-6-2018 của Thủ tướng Chính phủ). Như vậy, Phú Quốc đang tiến nhanh tới mục tiêu trở thành Thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam.

“Gió đổi chiều”, nhà đầu tư Phú Quốc chuyển sang BĐS đô thị 

Theo đề án mới công bố, thành phố Phú Quốc có diện tích tự nhiên 575,29km2, quy mô dân số 177.540 người. Bao gồm 2 phường Dương Đông, An Thới và 6 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương và Cửa Cạn. Trong đó: Khu đô thị Dương Đông (rộng 2.518,9ha) sẽ là đô thị trung tâm, cửa ngõ giao lưu quốc tế thúc đẩy sự phát triển của toàn đảo. Năm 2030, phường Dương Đông có quy mô dân số 240.000 người.

Khu đô thị An Thới (rộng 1.022ha) được định hướng trở thành đô thị cảng quốc tế, đầu mối kỹ thuật và trung tâm tiếp vận phi thuế quan, đồng thời là trung tâm thương mại, du lịch, công nghiệp nhẹ gắn với trung tâm văn hóa, di tích lịch sử truyền thống Phú Quốc. Đến năm 2030, An Thới sẽ có trên 70.000 dân.

Đáng chú ý, Quy hoạch thành phố Phú Quốc mới sẵn sàng đón hàng vạn người dân di cư từ đất liền ra đảo. Trên thực tế, những năm gần đây, tốc độ tăng dân số Phú Quốc luôn ở mức trên 18% (gấp 3 Hà Nội) trong đó có một lượng không nhỏ là nhân sự chất lượng cao, các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các dự án BĐS hay các khách sạn, resort trên đảo.

Đô thị chuẩn quốc tế Meyhomes Capital Phú Quốc sẽ là không gian sống đẳng cấp dành cho những cư dân tinh tú của thành phố Phú Quốc trong tương lai gần

Theo quy hoạch mới, thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam được định hướng phát triển theo tính chất đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp quốc gia và quốc tế; trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực; đầu mối quan trọng giao thông vận tải nội vùng và hàng không quốc tế; trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh quốc phòng.

Trên thực tế, năm 2014 Phú Quốc đã đươc công nhận là Đô thị loại II. Cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp, trong đó 5.800 tỷ đồng cho giao thông, 2.400 tỷ đồng cho hệ thống cáp điện ngầm từ đất liền ra đảo, hơn 1.600 tỷ đồng xây dựng cảng hành khách quốc tế, hơn 3.000 tỷ đồng mở rộng sân bay Phú Quốc… Cảng biển quốc tế An Thới, cảng hành khách quốc tế Phú Quốc và các trục đường chính đang được đầu tư hoàn thiện với tiêu chuẩn cao. Hiện Phú Quốc có hơn 300 dự án của các nhà đầu tư vào Phú Quốc, cam kết đầu tư vào Phú Quốc đạt hơn 370.000 tỉ đồng, tương đương 16 tỉ USD.

Việc Phú Quốc được đề xuất thành thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam đã khiến giới đầu tư phải “nắn” lại dòng vốn của mình. Bởi nếu trước đây, Phú Quốc phát triển trong tầm nhìn trở thành “thiên đường nghỉ dưỡng” mới của châu Á, dòng vốn sẽ được dành cho phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Thì nay, với định hướng mới, BĐS đô thị được dự báo sẽ nhanh chóng trở thành tiêu điểm thu hút đầu tư. Đặc biệt, do là đất đô thị (được cấp sổ đỏ sở hữu lâu dài), dòng sản phẩm này hoàn toàn chiếm ưu thế hơn so với BĐS nghỉ dưỡng với thời hạn sở hữu tối đa chỉ 50 - 70 năm.

Với tốc độ tăng trưởng GRDP trên 38%/năm (gấp 6 lần mức bình quân chung GDP cả nước), tốc độ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu từ du lịch tăng bình quân 30%/năm), yêu cầu về không gian đô thị tại thành phố biển đảo đầu tiên của Việt Nam sẽ ngày càng cấp thiết.

Khảo sát trên thị trường Phú Quốc cho thấy, đô thị đảo Meyhomes Capital Phú Quốc do Tập đoàn Tân Á Đại Thành – Meyland đầu tư phát triển tại trung tâm An Thới là một trong số ít dự án đô thị đang được giới thiệu tới thị trường, nhờ vậy sự quan tâm của giới nhà đầu tư dành cho dự án khá lớn.

Thông tin dự án:

Website: http://www.meyhomescapital.vn

  • Fanpage: https://www.facebook.com/MeyhomesCapitalPQ 

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đâu sẽ là kênh đầu tư “vua” khi Phú Quốc lên thành phố?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO