Câu hỏi của bạn Báo Tài nguyên & Môi trường tư vấn như sau:
Đất lưu không có thể hiểu là phất đất quy hoạch làm đất phục vụ cho công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện... mà Nhà nước chưa sử dụng đến. Chúng ta có thể hiểu đất lưu không là hành lang an toàn giao thông, đất xây dựng các hệ thống giao thông, đê điều, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống dẫn điện...
Điều 157 Luật Đất đai 2013 quy định về việc sử dụng phần đất lưu không như sau: Việc sử dụng đất xây dựng công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn phải bảo đảm kết hợp khai thác cả phần trên không và trong lòng đất, bố trí kết hợp các loại công trình trên cùng một khu đất nhằm tiết kiệm đất và phải tuân theo các quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan về bảo vệ an toàn công trình.
Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình.
Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật.
Đất lưu không có được cấp sổ và đền bù?
Như vậy, người dân nếu có nhu cầu thì có thể sử dụng vùng đất lưu không nhưng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, chấp thuận. Nếu không tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật thì chủ tịch UBND tại các khu vực có nghĩa vụ phát hiện ngăn chặn các trường hợp xâm chiếm sử dụng đất lưu không trái phép.
Đất lưu không là đất thuộc sở hữu và quản lý Nhà nước và người dân không được cấp sổ đỏ trên vùng đất lưu không này.
Và khi Nhà nước thực hiện thu hồi phần đất lưu không thì người dân không được thực hiện đền bù và cũng không được cấp giấy chứng nhận cho phần đất này.
Lưu ý, hành vi xâm chiếm, xâm lấn đất lưu không được quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP như sau: Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.