Đà Nẵng: Rừng đầu nguồn bị phá tan hoang

31/03/2017 00:00

(TN&MT) - Những cây gỗ lớn hàng chục năm tuổi bị đốn ngã la liệt giữa rừng hoang, những mảnh đồi bị đốt cháy nham nhở mùi khét lẹt… Rừng đầu nguồn của xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) bị chặt phá không thương tiếc trong hơn 1 tuần qua, dư luận vô cùng bức xúc.

Có mặt tại khu vực đèo Mũi Trâu, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) trong chiều 30/3, một khung cảnh hoang tàn khiến ai chứng kiến cũng bàng hoàng. Dọc đường đèo, từng lóng gỗ to được chất thành đống, xếp hàng hai bên đường chờ xe đến chở đi. Phía trên lưng đèo Mũi Trâu, cả cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá nham nhở, từng gốc cây trơ lên dựng đứng, tứ phía thân cây ngã la liệt bít lối vào rừng.

Hàng chục cây gỗ tự nhiển có tuổi đời hàng chục năm, tay người người ôm không xuể đã bị đón hạ ngã chõng chơ
Hàng chục cây gỗ tự nhiển có tuổi đời hàng chục năm, tay người người ôm không xuể đã bị đón hạ ngã chõng chơ

Chưa dừng lại ở đó, luồn qua từng vạt rừng, PV tiến thẳng vào trong chừng vài trăm mét, lên đến đỉnh đèo Mũi Trâu, một cảnh tượng hoang tàn hiện ra trước mắt. Hàng chục cây gỗ tự nhiển có tuổi đời hàng chục năm, tay người người ôm không xuể đã bị đón hạ ngã chõng chơ. Có những gốc cây đường kính lên tới hơn 60 - 70cm cũng bị đốn hạ không thương tiếc. Cạnh đó, phía rừng tự nhiên bên kia dốc cũng bị chặt phá và đốt nham nhở cây cối ngã khụy la liệt.

Theo quan sát của PV, diện tích rừng cây tự nhiên đã bị chặt phá trên đèo Mũi Trâu này cũng lên tới gần chục héc ta. Qua tìm hiểu, được biết, đây là diện tích rừng tự nhiên chưa hề có sự tác động của con người. Nơi đây cũng là rừng đầu nguồn bảo vệ cho hàng trăm hộ dân đồng bào dân tộc Cơ Tu nói riêng và xa hơn nữa là “lá phổi” bảo vệ cho cả triệu người dân Đà Nẵng ở vùng hạ nguồn.

Có những gốc cây đường kính lên tới hơn 60 - 70cm cũng bị đốn hạ không thương tiếc
Có những gốc cây đường kính lên tới hơn 60 - 70cm cũng bị đốn hạ không thương tiếc

Đem vấn đề rừng đầu nguồn bị chặt phá ngang nhiên trao đổi với bà Lê Thị Thu Hà - Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, bà Hà cho biết, UBND TP. Đà Nẵng có chủ trương giao đất rừng cho đồng bào dân tộc. Thực hiện chủ trương trên, cuối năm 2016, UBND xã Hòa Bắc phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành giao 442 ha đất lâm nghiệp 1C cho hơn 100 hộ dân thuộc 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí của xã Hòa Bắc, mỗi hộ là 3 ha. Khi được PV hỏi, việc giao đất có tiến hành đo đạc và kiểm nghiệm cây rừng tự nhiên? Bà Hà trả lời: “Chúng tôi đã tiến hành các bước đo đạc, kiểm nghiệm cây rừng, khảo sát thực địa đầy đủ rồi mới tiến hành bàn giao cho bà con”.

Bà Hà cũng khẳng định với PV, đối với những cây rừng có đường kính trên 20cm, chính quyền đã vận động người dân không chặt để bảo vệ rừng. Vậy nhưng qua thực địa của PV, thì hiện tại tất cả những cây dù lớn, dù bé, trong đó có những cây đường kính lên đến trên 50cm cũng bị chặt phá một cách không thương tiếc.

Cả cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá nham nhở, từng gốc cây trơ lên dựng đứng
Cả cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá nham nhở, từng gốc cây trơ lên dựng đứng

Điều đáng nói, khi được hỏi, vậy trong 442ha đất rừng đã được giao cho bà con đồng bào thuộc 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí, thì có bao nhiêu cây rừng tự nhiên có đường kính trên 20cm để vận động bà con thôi không chặt. Bà Hà cũng không nắm được con số này. “Việc khảo sát cũng có hạn, chúng tôi chưa tập hợp được con số này” - bà Hà nói.

Bà Hà cũng khẳng định rằng, trước khi cho phép người dân phát dọn để trồng rừng, mà cụ thể là trông cay keo, UBND xã Hòa Bắc đã phối hợp các cơ quan chức năng yêu cầu người dân không được chặt phá cây rừng tự nhiên trên diện tích đất được giao khoán.

Diện tích rừng cây tự nhiên đã bị chặt phá trên đèo Mũi Trâu này cũng lên tới gần chục héc ta
Diện tích rừng cây tự nhiên đã bị chặt phá trên đèo Mũi Trâu này cũng lên tới gần chục héc ta

Việc người dân chặt phá cây rừng tự nhiên trên đỉnh đèo Mũi Trâu ở Hòa Bắc lại một lần nữa gióng lên hồi chuông về công tác quản lý và bảo vệ rừng. Thời gian qua, trên địa bàn Đà Nẵng xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến công tác quản lý và bảo vệ rừng. Việc Đà Nẵng có chủ trương giao đất rừng cho đồng bào dân tộc để phát triển kinh tế là việc làm cần thiết. Vậy nhưng để câu chuyện phát triển kinh tế rừng hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn bảo vệ tài nguyên rừng là một vấn đề cần cân nhắc kỹ càng. Việc giao rừng mà không quản lý được rừng không khác nào giao rừng để… phá rừng?!

Dưới đây là cảnh phá rừng mà PV Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường ghi lại được trong chiều 30/3:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài và ảnh: Xuân Lam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng: Rừng đầu nguồn bị phá tan hoang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO