Chuyển đổi để không tụt hậu

29/12/2018 16:46

(TN&MT) - Năm 2018, đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thời gian không dài, nhưng theo đánh giá của Ban Chỉ đạo sơ kết Nghị quyết 24, Nghị quyết đã thực sự tạo chuyển biến trong nhận thức của các cấp từ Trung ương đến địa phương.

img45
Các mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh cần thực hiện bài bản. Ảnh: MH
 

Chuyển biến rõ nét

Sau khi Nghị quyết 24 được ban hành, các Bộ, ngành,địa phương đã khẩn trương xây dựng Chương trình/kế hoạch hành động thực hiện, chú trọng thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách. Tính đến năm 2018,Quốc hội đã thông qua 8 dự án xây dựng, sửa đổi luật về TN&MT. Chính phủ ban hành 36 Nghị định, 28 Quyết định thể chế hóa Nghị quyết, kèm theo 300 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ.

Qua báo cáo từ các Bộ, ngành, địa phương, dễ dàng nhận thấy, các hoạt động ứng phó BĐKH của Việt Nam trở nên sắc nét hơn sau khi Nghị quyết đi vào cuộc sống. Đáng chú ý là việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế từ “nâu sang xanh” bước đầu khởi sắc, giảm dần sự phụ thuộc vào công nghiệp khai khoáng, bởi tỷ trọng ngành này trong GDP đã giảm từ 11,5% năm 2013 xuống 7,8% năm 2017.

Phát triển bền vững trở thành một trong những định hướng trọng tâm của Việt Nam 5 năm vừa qua, với việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chươngtrình Nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc - phát triển nhanh để không tụt hậu nhưng Chính phủ kiên định với mục tiêu bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. Nội dung này đã được tiếp nối trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có liên quan đến BĐKH, TN&MT sau này. Theo đó, phải đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, phát triển hài hòa chiều rộng và chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó BĐKH.

Theo Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT, Nghị quyết 24 đã đẩy mạnh việc lồng ghép mục tiêu ứng phó với BĐKH, BVMT trong các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, thông qua các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường và tiếp tục là Luật Quy hoạch mới năm 2017. Trên cơ sở này, các Bộ,ngành đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và triển khai nhiều mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, đô thị xanh ở một số địa phương trên cả nước; bước đầu đem lại hiệu quả tích cực và phản hồi tốt từ chính quyền địa phương,cộng đồng, doanh nghiệp tham gia. Đi liền với đó là nỗ lực xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với tác động của BĐKH; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực phát thải chính như: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, năng lượng; tích cực phục hồi và bảo vệ rừng cũng như các hệ sinh thái tự nhiên…

Thực tiễn triển khai Nghị quyết đã hỗ trợ đắc lực, giúp Việt Nam trở thànhmột trong những quốc gia đi đầu về thực hiện các thỏa thuận khí hậu quốc tế trong khuôn khổ Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, nhất là Nghị định thư Kyoto và Thỏa thuận Paris. Các cuộc đàm phán, hội nghị quốc tế hằng năm trở thành cầu nối Việt Nam với nỗ lực chung ứng phó BĐKH toàn cầu. Thành quả là vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng nâng cao,trở thành bài học kinh nghiệm cho nhiều quốc gia trong cuộc chiến với BĐKH.

Còn nhiều khó khăn 

Dù đã có những kết quả bước đầu nhưng nhìn chung,phần lớn các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 của Nghị quyết khó có thể đạt được. Bước chuyển từ nhận thức sang hành động gặp nhiều thách thức, bởi theo các chuyên gia, BĐKH là vấn đề mang tính liên vùng, liên ngành, nhưng Việt Nam chưa có mô hình dự báo tổng thể tác động của BĐKH đến phát triển kinh tế - xã hội,TN&MT. Các phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất hiện nay hoặc chưa được áp dụng, hoặc thực tế triển khai chưa đạt kết quả tốt.

Hiện nay, các mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) đến 2030 và hành động tăng trưởng xanh mới dừng ở khuyến khích thực hiện chưa có các chỉ tiêu, chỉ số giám sát, đánh giá cụ thể, gây khó khăn cho các cơ quan trong đánh giá hiệu quả thực hiện. Các mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh chưa được thực hiện một cách bài bản, toàn diện để có thể phổ biến rộng rãi.

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở dữ liệu BĐKH, TN&MT cũng là bài toán khó do đang được quản lý phân tán, không thường xuyên cập nhật, thiếu liên thông, liên kết. Việc điều phối ứng phó BĐKH giữa các Bộ, ngành, địa phương còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân khách quan là do biến động kinh tế - chính trị chung của thế giới, BĐKH toàn cầu diễn biến phức tạp và nhanh hơn dự báo. Về chủ quan, nhận thức về BĐKH của xã hội tuy đã được nâng lên nhưng chưa tương xứng với diễn biến, mức độ tác động của BĐKH đến nước ta. Tình trạng vi phạm pháp luật về BVMT còn tiếp diễn do doanh nghiệp, cộng đồng chưa ý thức được trách nhiệm của mình; nhận thức về giá trị, tầm quan trọng của việc bảo vệ, khai thác bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên còn thấp. Việc xây dựng cơ chế chính sách còn chậm, hoặc chưa đi vào cuộc sống; hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật còn yếu trong khi thiếu cơ chế giám sát nghiêm khắc.

Quan trọng nữa là nguồn lực vể tàichính, con người, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu. Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình nên các nguồn ưu đãi quốc tế bắt đầu giảm, trong khi ngân sách Nhà nước còn hạn chế và phải ưu tiên các nhiệm vụ thích ứng cấp bách. Khoa học công nghệ trong quản lý TN&MT chậm đổi mới; công nghệ sản xuất nhìn chung tụt hậu so với trung bình thế giới 2 - 3 thế hệ làm tiêu hao nhiều năng lượng tài nguyên và phát sinh ô nhiễm lớn hơn.

Ngoài ra, công tác hợp tác quốc tế gặp nhiều thách thức khi các nước thượng nguồn sông Mê Công, sông Hồng tăng cường khai thác nước, tranh chấp trên biểnĐông tiếp tục diễn biến phức tạp.

Lồng ghép những vấn đề mới trong ứng phó BĐKH

Trung tuần tháng 12/2018, Hội nghị lần thứ 24 các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu đã kết thúc. Kết quả quan trọng nhất là gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đạt được thống nhất về văn kiện hướng dẫn chi tiết thực hiện Thỏa thuận Paris sau nhiều năm đàm phán. Từ năm 2018, cứ 5 năm một lần,mỗi quốc gia sẽ phải báo cáo cập nhật nỗ lực của mình nhằm đạt được mục tiêu giảm phát thải đã cam kết. Như vậy, chuyển đổi là cần thiết để không tụt hậu.

Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia tham gia Thỏathuận bắt buộc phải giảm phát thải từ năm 2021 trở đi. Bởi vậy, vấn đề giảm nhẹ sẽ cần được thúc đẩy hơn song song với trọng tâm thích ứng các tác động của BĐKH, chủ động phòng chống thiên tai như chủ trương của Nghị quyết 24, đồng thời, nâng cao trách nhiệm của cấp địa phương, cơ sở trong triển khai kế hoạch thực hiện Thỏa thuận và các mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành địa phương triển khai các nhiệm vụ thích ứng BĐKH cần nhấn mạnh phương thức thích ứng hài hòa với tự nhiên,tuân theo quy luật tự nhiên, dựa vào hệ sinh thái, theo tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long được Chính phủ ban hành gần đây.

Về việc triển khai Nghị quyết trong thời gian tới, các đề xuất thống nhất tiếp tục thực hiện quan điểm, chủ trương của Nghị quyết 24 cũng như của Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các Nghị quyết mới ban hành giai đoạn 2013- 2018. Đồng thời, khi xây dựng Nghị quyết Đại hội XIII củaĐảng (dự kiến năm 2021) hoặc các Nghị quyết chuyên đề liên quan đến TN&MT sắp tới, nên cân nhắc đưa các vấn đề mới nảy sinh vào quan điểm chỉ đạo.

Để đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết, cần tiếp tục công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, nhanh chóng thế chế hóa chủ trương, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách; đồng thời, tăng cường thanh, kiểm tra và tăng cường công khai, minh bạch, sự giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng. Mặt khác, tìm kiếm thu hút nguồn lực, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN,tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó BĐKH, BVMT và quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 và hành động tăng trưởng xanh mới dừng ở khuyến khích thực hiện, chưa có các chỉ tiêu, chỉ số giám sát,đánh giá cụ thể, gây khó khăn cho các cơ quan trong đánh giá hiệu quả thực hiện. Các mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh,đô thị xanh, nông thôn xanh chưa thực hiện một cách bài bản, toàn diện để có thể phổ biến rộng rãi”.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi để không tụt hậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO