Chung tay cứu các loài hoang dã

22/05/2014 00:00

(TN&MT) - Với chủ đề “Giảm tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp” đó là thông điệp của Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2014 ...

(TN&MT) - Chủ đề quốc tế nhân hưởng ứng Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm nay được lấy là: “Đa dạng sinh học biển đảo” và Chủ đề quốc gia mà Việt Nam lựa chọn là: “Giảm tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã nguy cấp” nhằm tăng cường nhận thức cộng đồng về bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng bởi sự săn bắt tiêu thụ của con người.
   
   
Động vật hoang dã kêu cứu
   
  Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, suốt hai thập kỷ qua, nạn buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, khiến nhiều loài quý hiếm đã và đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Ông cũng cho rằng nguyên nhân khiến nạn buôn bán, tiêu dùng trái phép động vật hoang dã vẫn tiếp diễn là do mô hình tăng trưởng kinh tế còn thiếu bền vững, ý thức của người dân chưa cao…
   
   
   
  Tại Việt Nam từ năm 2000 đến tháng 6/2013, Cục Kiểm lâm ghi nhận gần 18.500 vụ vi phạm, tịch thu hơn 199.000 cá thể tương đương gần 700.000kg. Tuy nhiên, theo ước tính, con số này mới chỉ chiếm 5 - 10% số lượng trên thực tế. Bình quân mỗi năm có khoảng 3.700 - 4.500 tấn động vật và gần 50.000 tấn thực vật hoang dã bị khai thác và buôn bán bất hợp pháp, chủ yếu là các loài linh trưởng, gấu, tê tê, cá, rùa, rắn, hoa lan và các thành phẩm, dẫn xuất của các loài động thực vật hoang dã.
   
  Điều đáng buồn là, do thiếu hiểu biết về tác dụng mong muốn từ các loài động vật hoang dã của một bộ phận không nhỏ người dân, họ đã có những hành xử thô bạo đối với những loài đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng và bị nghiêm cấm săn bắn và giết hại. Vụ việc điển hình là tháng 7/2012, cư dân mạng và dư luận đã rất bức xúc trước loạt ảnh của một nhóm thanh niên giết voọc chà vá. Những tấm ảnh ghi lại cảnh nhóm thanh niên này đang làm thịt, hành hạ hai con voọc chà vá một cách dã man...
   
  Tại các tuyến đường không khó để bắt gặp cảnh những biển hiệu nhà hàng quảng cáo thịt thú rừng ở khắp mọi nơi trên cả nước. Với nhiều người, việc ăn thịt thú rừng hoặc sử dụng các sản phẩm từ thú rừng càng quý, độc và dị thì được coi là một sự sành điệu, là cách để chứng tỏ đại gia nhiều tiền.
   
  Những điều này minh chứng cho tình trạng giết hại và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã đang diễn ra tràn lan đồng thời cũng cho thấy nhận thức của một bộ phận dân cư còn thờ ơ trước số phận của những loài động vật đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
   
Hành đng
   
  Nhằm siết chặt hơn nữa công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học và nhằm cụ thể hóa việc quản lý và bảo tồn các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Luật Đa dạng sinh học (2008) cũng như phù hợp với sự sửa đổi Điều 190 Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự (2009), ngày 12/11/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
   
  Bà Huỳnh Thị Mai, Phó Cục trưởng, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Theo nội dung dự thảo Quy hoạch bảo tồn đa dạng toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030, do Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo chúng ta sẽ có ba phương án.
   
  Phương án một: Bảo tồn tập trung và quản lý hiệu quả hệ thống khu bảo tồn hiện có để hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học. Cụ thể là giữ nguyên số lượng 146 khu bảo tồn trên đất liền (tổng diện tích là 2.283.076 ha); 7 khu bảo tồn biển (tổng diện tích là 153.587ha).
   
  Phương án hai: Tập trung tối đa quy đất và nguồn lực cho công tác bảo tồn nhằm bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm, giá trị cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa. Phương án này sẽ phát triển và mở rộng tối đa hệ thống khu bảo tồn, thành lập các cơ sở bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học để đến năm 2020 sẽ có 214 khu bảo tồn trên đất liền; 16 khu bảo tồn biển.
   
  Phương án ba: Hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo tồn đa dạng sinh học, có tính khả thi cao trong xây dựng quy hoạch, kế thừa các sản phẩm của các hoạt động đã và đang triển khai, thu hút nhiều sự tham gia của các ngành, lĩnh vực liên quan vào hoạt động bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học để đến năm 2020 sẽ có 191 khu bảo tồn đất liền; 25 cơ sở bảo tồn; bốn hành lang đa dạng sinh học.
   
  Cùng với đó để cứu các loài hoang dã, quý, hiếm khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng, theo các chuyên gia, chính phủ Việt Nam cần tăng cường khung pháp lý và chính sách; xây dựng các tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ năng lực cho các cán bộ thực thi, cán bộ tư pháp trong việc thụ lý các vụ vi phạm cũng như tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm.
   
Nguyn Cường
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chung tay cứu các loài hoang dã
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO