Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị sạt lở: Thiên tai đã "vạch mặt" gian dối trong thi công

14/11/2017 00:00

(TN&MT) - Bão Con Voi vừa quét qua các tỉnh Nam Trung bộ, không những đã gây thiệt hại nặng nề về người và của mà còn gây ra nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Trong đó, đường Cao tốc Đà nẵng Quang Ngãi, đoạn tuyến 65km từ Đà Nẵng đến Quảng Nam vừa được đưa vào sử dụng mới hơn 3 tháng cũngbị sạt lở nghiêm trọng.

Sạt lở, đất đá trôi xuống đường

Có mặt tại đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, trên đoạn tuyến 65Km từ Đà Nẵng đến TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) trong chiều ngày 13/11, Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã chứng kiến tình trạng sạt lở mái taluy, nhiều đoạn lòi cả móng chân trụ của tường hộ lan mềm…

Đơn vị thi công đang cho máy xúc don phần đá đã sạt lở lăn xuống đường để đảm bảo giao thông
Đơn vị thi công đang cho máy xúc don phần đá đã sạt lở lăn xuống đường để đảm bảo giao thông

Ghi nhận của chúng tôi, sau đợt mưa lớn kéo dài, do ảnh hưởng bởi cơn bão số 12 vừa qua, đã gây ngập lụt nặng trên địa bàn tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi qua. Mưa lũ đã làm sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường này, phần lớn mái taluy dương của đường (đoạn chưa được gia cố mái taluy) đều bị trôi chảy đất, một vài điểm bị xuống cấp và sạt lở nghiêm trọng tại 2 đầu cống thoát nước ngang đường. Đặc biệt nguy hiểm hơn, những vách núi bên đường cao tốc đã sạt trôi đá, đất xuống đường. Nhiều điểm ta luy dương thẳng đướng nhưng địa chất là đất và đá phóng hóa (chưa được gia cố) nguy cơ có thể xảy ra sạt lở bất cứ lúc nào.

Cụ thể, tại vị trí Km20 + 315 (lý trình vị trí được tính tương đối) thuộc địa phận xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam), tuyến cao tốc đã cắt qua quả đồi núi nhỏ, hai bên tuyến là mái dốc taluy dương. Mặc dù 2 bên mái taluy đã được gia cố bằng hệ khung dầm bê tông cốt thép nhưng cũng bị mưa lớn làm sói lở, gây hỏng chân khung kè, nhiều đoạn khung kè nằm chơi vơi.

Cũng tại vách ta luy này (bên trái tuyến), đã xảy ra điểm sạt lở làm đất, đá trượt xuống, lăn ra đường rất nguy hiểm cho phương tiện tham gia thông trên đường. Hiện tại điểm sạt trượt đá này đã được đơn vị thi công sử dụng xe đào khắc phục tạm thời. Theo quan sát của chúng tôi thì còn rất nhiều tảng đá đã nứt ra, đang “nằm gửi” trên mái ta luy dương, nguy cơ trôi trượt, lăn xuống đường bất cứ lúc nào.

Cần phải có biện pháp xử lý đảm bảo kỹ thuật tại điểm sạt lở đá này để trách hiện tượng sạt lở tiếp tục xảy ra
Cần phải có biện pháp xử lý đảm bảo kỹ thuật tại điểm sạt lở đá này để trách hiện tượng sạt lở tiếp tục xảy ra

Đã sạt trượt một phần nhỏ, hiện tượng cây ngã đỗ và vết rể cây còn bám lại trên vách taluy, nhiều quan ngại sẽ xảy ra một cung trượt lớn hơn tại mái dốc taluy quá đứng nằm bên phải tuyến tại vị trí Km20 + 315. Tiếp đến một đoạn, mái taluy dương đã được gia cố bằng vửa xi măng cốt thép là lưới B40, do lúc thi công gia cố mái taluy dương, đơn vị thi công không thi công rãnh thoát nước mặt nên nước mưa đã tự tìm rãnh chảy xuống dưới và gây hư hỏng lớp kè phủ gia cố.

Thiên tai đã “vạch mặt” gian dối trong thi công

Nhờ thiên tai đã nói lên chất lượng thi công mái taluy tại các mố cống quá dối. Tại lý trình Km31 + 200 (thuộc địa phận xã Hòa Mỹ, xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) có một cống thoát nước ngang tuyến, dọc hai bên tuyến có hai cống thoát nước dọc gom nước về cống ngang. Tại đây, mưa đã cuốn trôi một phần đất taluy dương nền đường, làm hỏng chân trụ của tường hộ lan mềm. Phần gia cố đá hộc ¼ nón của mố cống đã cuống cấp, bong tóc, sạt lở, vỡ gãy… Từ thực tế cho thấy, đơn vị thi công đã dặm vá nhiều lần nhưng vẫn không thành vì chất lượng thi công ban đầu quá sơ sài, kém chất lượng.

Một số điểm sạt, trôi đất làm hỏng chân trụ của tường hộ lan mềm
Một số điểm sạt, trôi đất làm hỏng chân trụ của tường hộ lan mềm

Mái dốc taluy dương nền đường đoạn ra, vào trạm thu phí tại thị trấn Hà Lam (Thăng Bình, Quảng Nam), xuất hiện rất nhiều vị trí bị nước cuốn trôi trượt đất mái taluy nền đường, nhất là những vị trí gần mố cầu và những đoạn chưa được gia cố mái taluy.

Được biết, đoạn tuyến 65Km là giai đoạn 1 của dự án đường Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, xuất phát Km0 từ nút Túy Loan (TP. Đà Nẵng) và kết thúc tại TP. Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) được Bộ Giao thông Vận tải và Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tiến hành lễ thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác tạm ngày 2/8/2017 vừa qua.

Chất lượng thi công tại ¼ nón mố 2 đầu cống thoát nước ngang đường đã xuống cấp nặng nề
Chất lượng thi công tại ¼ nón mố 2 đầu cống thoát nước ngang đường đã xuống cấp nặng nề

Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-1997, tốc độ thiết kế 120km/h, với quy mô giai đoạn 1 là 4 làn xe (gian đoạn hoàn chỉnh là 6 làn xe), chiều rộng nền đường 26m. Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi là dự án đường bộ cao tốc đầu tư ở khu vực miền Trung do VEC làm chủ đầu tư. Là đoạn tuyến thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông, nằm trong quy hoạch phát triển mạng đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Tại hiện trường sạt lở, trao đổi với PV, một cán bộ kỹ thuật của đơn vị thi công đang thực hiện sửa chữa khắc phục những hư hỏng trong địa phận gói thầu của mình cho biết, đợt mưa lũ vừa qua đã làm sạt lở một số điểm chưa được gia cố mái taluy, làm sụt lún, hư hỏng tại một số rãnh thoát nước và vị trí hai đầu cống thoát nước ngang. Theo cán bộ kỹ thuật này thì nguy hiểm nhất vẫn là đoạn bị sạt trượt, làm đá lăn xuống đường tại lý trình Km20 + 315, tại điểm này nếu không có biện pháp hạ độ dốc mái taluy thì nguy cơ sạt lở đá có thể tiếp tục xảy ra.

Hệ thống thoát nước mặt dọc tuyến có điểm cuối lưng chừng đã làm điểm sạt lở đầu cống thêm trầm trọng hơn
Hệ thống thoát nước mặt dọc tuyến có điểm cuối lưng chừng đã làm điểm sạt lở đầu cống thêm trầm trọng hơn

Thanh tra cần vào cuộc

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, một chuyên gia cố vấn về cầu đường tại Đà Nẵng (xin được giấu tên) đã phân tích, công trình đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi có đặc thù là chiều cao đất đắp nền đường tương đối cao so với mặt đất tự nhiên. Công trình lại mới được đưa vào sử dụng hơn 3 tháng, đất đắp mái taluy dương nên đường chưa kịp cố kết, một số đoạn gia cố bằng cỏ chưa ổn định, gặp phải đợt mưa lớn kéo dài, nước lũ dâng cao trong đầu tháng 11 vừa rồi thì không tránh khỏi hiện tượng trôi đất mái taluy. Để khắc phục sự cố này thì phải cho bù vá lại, đồng thời tiến hành các biên pháp gia cố chắc chắn, đảm bảo ứng phó được mưa lớn.

“Không thể chấp nhận với một số điểm sạt lở nặng tại các vị trí 2 đầu cống, thực tế cho thấy nhà thầu thi công tại những vị trí đó quá sơ sài, chất lượng không đạt mới xảy ra hiện tượng nứt, sụt lún rồi dặm vá như thế. Nước mưa làm trụt đất bên trong, sụp phần gia cố đá hộc tại ¼ nón mố là do lúc thi công không xử lý nền đất bên trong cho đạt độ chặt K.

Nước mưa đã gây hư hỏng nặng tại các rãnh thoát nước hai bên đường
Nước mưa đã gây hư hỏng nặng tại các rãnh thoát nước hai bên đường

Mặt khác không có hệ thống thoát nước mặt hợp lý, để nước gom theo cống dọc chảy xả ra lưng chừng, làm cho điểm này sạt lở nặng thêm. Nhiều đoạn đã được gia cố bằng chất liệu vửa xi măng phun phủ với lưới cốt thép là lưới B40, bọc kín mái taluy dương của sườn đồi nhưng lại không có giải pháp thi công rãnh gom và thoát nước mưa, để nước chảy tự do, làm hư hỏng nặng phần mái taluy đã được gia cố tại những đường tụ thủy”, phân tích thêm của chuyên gia này tại các điểm hư hỏng trên.

Cũng theo chuyên gia này, tại những điểm xảy ra sạt lở, trôi, lăn đất đá xuống đường như vậy thật quá nguy hiểm, vì đây là đường cao tốc, tốc độ lưu thông trên đường lên đến 120km/h, nếu xảy ra sạt lở, lăn đá xuống đường trong thời điểm có phương tiện tham gia giao thông thì cực kỳ nguy hiểm. Chúng tôi đặt câu hỏi? Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, vậy tại sao công trình mới hoàn thiện mà vẫn xảy ra hiện tượng sạt trượt mái taluy?

Do không thi công hệ rãnh thu gom và thoát nước nên nước mưa chảy tự do và phát hư hỏng nặng phần gia cố mái taluy tại các đường tự thủy
Do không thi công hệ rãnh thu gom và thoát nước nên nước mưa chảy tự do và phát hư hỏng nặng phần gia cố mái taluy tại các đường tự thủy

Chuyên gia này cho rằng xảy ra sạt lở đất, đá tại Km20+315 là do rất nhiều nguyên nhân, phải thành lập đoàn thanh kiểm tra tại thực địa mới biết được nguyên nhân cụ thể. Công trình khi thiết kế đã có kết quả địa chất và đã được đơn vị tư vấn thiết kế tính toán rất an toàn rồi, xảy ra sự cố này thì suy đoán có thể do độ dốc mái taluy dương thi công chưa đạt, địa chất mái taluy chưa đánh giá đúng và cũng có thể biện pháp gia cố mái taluy chưa phù hợp và chưa triệt để. Đối với điểm nóng sạt lở này và điểm mái taluy dương đối diện bên phải tuyến đã có hiện tượng sạt lở một phần, cần phải có biện pháp khắc phục ngay và luôn để phòng ngừa những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Báo TN&MT tiếp tục thông tin vụ việc này.

Xuân Lam - Võ Hà   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi bị sạt lở: Thiên tai đã "vạch mặt" gian dối trong thi công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO