Cần có các biện pháp chiến lược thích ứng với BĐKH cho ĐBSCL

25/02/2016 00:00

   (TN&MT) - Ngày 24/2/2016, Hội nghị qui hoạch ĐBSCL thích ứng với BĐKH  do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan...

 

 (TN&MT) - Ngày 24/2/2016, Hội nghị qui hoạch ĐBSCL thích ứng với BĐKH  do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam tổ chức đã kết thúc sau gần 3 ngày làm việc tại TP.Cần Thơ.

Qua hội nghị này, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam đã thực hiện một bước triển khai Kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long (MDP) đã được xây dựng trong khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với BĐKH và quản lý nước giữa hai Chính phủ Việt Nam – Hà Lan tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khí hậu tháng 12/2015 (Pháp - COP21).

Đại diện lãnh đạo 13 Sở Tài nguyên và Môi trường vùng ĐBSCL, các Vụ và chuyên viên các Bộ, Văn phòng Chính phủ, các cán bộ tham vấn nhóm chuyên gia qui hoạch đồng bằng của Hà Lan đã thảo luận nhiều vấn đề cụ thể, xoay quanh trọng tâm chính của MDP.

Theo các ý kiến thảo luận nhóm tại hội nghị, Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT đã đặc biệt lưu ý kết hợp những kiến nghị của MDP trong xây dựng chính sách hiện hành. Tuy nhiên, có vẻ như việc triển khai dự án ngắn hạn đang bị ngăn trở do các bên liên quan (các cộng đồng) còn thiếu hiểu biết về các mục tiêu dài hạn và các khuyến nghị của MDP. Do vậy cần thiết phải xây dựng một quá trình tham gia để thu hút các bên liên quan tại địa phương, nâng cao hiểu biết và hỗ trợ. Các bộ khác cần phải thực hiện được thông tin tốt hơn về lý do của các nguyên tắc và kiến nghị của MDP và nên đưa các khuyến nghị này vào quá trình lập kế hoạch của họ. Để làm được điều này cần có một chiến lược phổ biến thông tin.

-	Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường - Chu Phạm Ngọc Hiển và bà Catharina Nienke Trooster – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, theo dõi, lắng nghe các chuyên gia thảo luận tại hội nghị
Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường - Chu Phạm Ngọc Hiển và bà Catharina Nienke Trooster – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, theo dõi, lắng nghe các chuyên gia thảo luận tại hội nghị

Nội dung MDP hiện bao gồm các khuyến nghị cấp thiết, nhưng cần phải được cụ thể hóa thông qua việc phát triển một Quy hoạch Tổng thể ĐBSCL mang tính pháp lý của Việt Nam. Cơ sở cho bản quy hoạch tổng thể ĐBSCL có thể là phát triển các chiến lược thực hiện dựa trên phân vùng tương tựa như đã nêu trong MDP (vùng ven biển, vùng trung tâm đồng bằng và vùng đồng bằng phía trên) được xây dựng bởi chính các đơn vị phát triển chiến lược đặc biệt trong những khu vực này (có sự tham gia của rất nhiều bên liên quan, bao gồm cả các tỉnh trong vùng). Việc cùng tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thực tế cũng rất cần thiết để xây dựng được các chiến lược thực hiện và để nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các bên liên quan. Trong quá trình tìm hiểu hiện trạng các bên cùng sẽ hưởng lợi từ việc chia sẻ kiến thức và tiếp cận nguồn dữ liệu mở.

-	Thảo luận tại hội nghị, GS. Võ Tòng Xuân đặc biệt quan tâm đến mô hình, kinh nghiệm quản lý, điều phối sử dụng nguồn nước của Hà Lan, ông cho rằng có thể nghiên cứu để áp dụng cho ĐBSCL ứng phó với xâm nhập mặn ngày càng gay gắt
Thảo luận tại hội nghị, GS. Võ Tòng Xuân đặc biệt quan tâm đến mô hình, kinh nghiệm quản lý, điều phối sử dụng nguồn nước của Hà Lan, ông cho rằng có thể nghiên cứu để áp dụng cho ĐBSCL ứng phó với xâm nhập mặn ngày càng gay gắt

Nhiều ý kiến thảo luận cũng đề cập việc nên thành lập một đơn vị điều phối vùng với thành phần là đại diện của tất cả các sở ngành và các tỉnh có liên quan để thẩm định các biện pháp ngắn hạn trong mối tương quan với các mục tiêu dài hạn. Cơ quan điều phối vùng nên định ra các ưu tiên cho hoạt động đầu tư như một phần của các chiến lược thực hiện. Việc ra quyết định của cơ quan điều phối vùng dựa trên cơ sở là các chiến lược phát triển do các đơn vị phát triển chiến lược đặc biệt (bao gồm rất nhiều bên liên quan trong khu vực địa lý) xây dựng.

Việc phát triển một tập hợp các giá trị chung để hướng dẫn công tác thẩm định dự án và chiến lược sẽ rất hữu ích cho quá trình ra quyết định trong một đơn vị điều phối vùng. Các giá trị này có thể là: tính bền vững của các dự án chiến lược. Tính nhất quán của các dự án và chiến lược này trong tổng thể chiến lược nói chung. Đoàn kết giữa các tỉnh và các ngành (tránh các tác động lớn xuyên biên giới hoặc các tác động liên ngành). Tính kinh tế dài hạn bền vững (đối lập với việc đạt được lợi ích kinh tế ngắn hạn). Duy trì an ninh lương thực. Duy trì khả năng thích ứng.

-	Thảo luận tại hội nghị, ông Tom Kompier - Bí thư thứ nhất về nước và khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, quan tâm đến khuyến nghị nên thành lập một Ban điều phối độc lập cấp vùng
Thảo luận tại hội nghị, ông Tom Kompier - Bí thư thứ nhất về nước và khí hậu, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam, quan tâm đến khuyến nghị nên thành lập một Ban điều phối độc lập cấp vùng

Khuyến khích các dự án tích hợp và chuyển đổi, bằng cách xác định các cơ hội để làm điều đó trong các đề xuất đầu tư hiện tại (khuyến khích các dự án đổi mới và các dự án liên tỉnh). Tăng cường hợp tác giữa các ngành và các tỉnh bằng cách tập trung và thống nhất về các mục tiêu dài hạn trước tiên, thay vì chỉ tập trung trước mắt vào các biện pháp ngắn hạn. Duy trì nguyên vẹn các trách nhiệm hiện tại ở những nơi có thể.

Xây dựng bản quy hoạch Tổng thể ĐBSCL với một chương trình thực hiện cụ thể có sự gắn kết các đầu tư ngắn hạn với các mục tiêu dài hạn về thích ứng với biến đổi khí hậu như một công cụ để chuẩn bị cho việc thu hút tài chính từ Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund).

Tại hội nghị, các chuyên gia qui hoạch đồng bằng của Hà Lan và các chuyên gia, nhà khoa học Việt Nam cũng đã trao đổi về mô hình quản lý sử dụng nước chống xâm nhập mặn tại Hà Lan. Trong đó, biện pháp xây dựng hồ chứa nước ngọt, xây đập ngăn cửa sông ra biển để ngăn mặn, điều phối nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp hiệu quả… có những yếu tố tương đồng và có nhiều ý kiến cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu chi tiết để có thể áp dụng vào thực tiễn qui hoạch ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

Các nội dung trọng tâm này sẽ tiếp tục được Bộ Tài nguyên và Môi trường trưng cầu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, hoàn chỉnh các khuyến nghị để xây dựng báo cáo chính thức trình Chính phủ xem xét.

Bài & ảnh: Hùng Long

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cần có các biện pháp chiến lược thích ứng với BĐKH cho ĐBSCL
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO