Cẩm Giàng (Hải Dương): Xây dựng Nhà máy xử lý rác “việc cần làm ngay”

04/03/2019 21:13

(TN&MT) – Trước thực trạng nhức nhối, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Vừa qua, tỉnh Hải Dương đã kêu gọi được Nhà đầu tư Dự án đốt rác, thu hồi nhiệt năng để phát điện, đạt tiêu chuẩn môi trường của châu Âu. Nhà máy được xây dựng trên địa bàn xã Lương Điền -  Đây là lời giải cho bài toán môi trường, lâu nay huyện Cẩm Giàng đang “loay hoay”.

Bước đầu triển khai, Dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện “ưu việt” này đã được sự đồng thuận, nhất trí của cấp ủy đảng, chính quyền và đại đa số người dân địa phương, nhưng vẫn còn bộ phận nhỏ người dân trên địa bàn: ý kiến, quan ngại, thắc mắc… Nhưng trên thực tế, khẳng định việc xây dựng Nhà máy xử lý rác sinh hoạt, phát điện xã ở Lương Điền đảm đúng trình tự, quy định của pháp luật. đây là việc “cần phải làm ngay”.

IMG E5489
Toàn cảnh nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện hiện đại trong tương lai tại xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng.

Dự án Nhà máy xử lý rác thải, phát điện tập trung tại xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) theo công nghệ tiên tiến của châu Âu, bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam. Dự án do Liên doanh United Exprert Investments Limited và Công ty Cổ phần Tài nguyên & Môi trường Âu Việt, làm chủ đầu tư với tổng vốn 1.023 tỷ đồng, trên tổng diện tích sử dụng đất là 10 ha.

Dự án đã được sự đồng thuận, nhất trí cao của Đáng bộ, chính quyền, người dân tỉnh Hải Dương; với niềm mong mỏi sẽ được nhân rộng mô hình, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và giải quyết “vấn nạn” về môi trường. Nhưng vừa qua, còn một số hộ dân trên địa bàn xã Lương Điền có ý kiến, thắc mắc và chưa được thông suốt… Về vị trí xây dựng Nhà máy cho rằng không đúng theo quy định vì gần khu dân cư, trường học.

Trên thực tế, Dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện xã Lương Điền đã tuân thủ, thực hiện đảm bảo khoảng cách an toàn theo đúng quy định ban hành: Quy chuẩn của Bộ Xây dựng, QCVN 07- 9:2016/BXD quy chuẩn Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình quản lý chất thải rắn và nhà vệ sinh công cộng của Bộ Xây dựng, ban hành theo Thông tư số 01/2016/TT/BXD ngày 1/2/2016. Tại Điểm 2.1.4, Mục 2.1, Khoản 2 quy định: Khoảng cách an toàn về môi trường của trạm trung chuyển, cơ sở xử lý chất thải rắn và bùn thải tuân thủ theo QCXDVN01:2008/BXD ngày 3/4/2008 của Bộ Xây Dựng. Tại Điểm 5, Mục 6.1.2, Khoản 6.1, Chương 6 của Quy Chuẩn QCXDVN01:2008/BXD Bộ Xây Dựng ban hành ngày 3/4/2008, trong đó quy định khoảng cách an toàn về môi trường của cơ sở xử lý chất thải rắn: “Nhà máy xử lý chất thải rắn (đốt có xử lý khí thải, sản xuất phân hữu cơ) khoảng cách an toàn về môi trường nhỏ nhất giữa nhà máy xử lý chất thải rắn đến chân các công trình xây dựng khác là >_ 500m”.  Theo quy định của Bộ Y tế, tại mục 3, khoản II quy định khoảng cách bảo vệ vệ sinh: Là khoảng cách tối thiểu được tính mốc từ nguồn phát thải trong nhà, xưởng sản xuất hoặc dây chuyền công nghệ tới khu dân cư. Tại Điểm 4.11.2, Mục 4, Khoản II quy định: Khoảng cách 500m đối với các Nhà máy trung tâm tận dụng lại rác và đốt rác. Do vậy, vị trí xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện tại xã Lương Điền được lựa chọn vị trí đảm bảo quy định hiện hành (có khoảng cách tới chân các công trình xây dựng khu dân cư > 500m).

Người dân quan ngại, Nhà máy sẽ gây ô nhiễm môi trường, nhưng đây không phải nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt thông thường, mà dây chuyền công nghệ đồng bộ, bản quyền công nghệ gốc của Tập đoàn Waterleau – Cộng hòa Vương quốc Bỉ. Hệ thống xử lý khí thải được lắp đặt đồng bộ, đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu BU2000 và Quy chuẩn Việt Nam QCVN 61 – MT: 2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh học, công nghệ chính của hệ thống xử lý khí thải, là: Thiết bị khử nitơ SNCR (khử chọn lọc không xúc tác) + xử lý bán khô + xử lý khô + than hoạt tính hấp thụ + lọc túi vải tách bụi. Hệ thống xử lý khí thải được điều khiển tự động hoàn toàn, hệ thống ống xả với ống khói cao 80m và hệ thống kiểm soát mùi được đầu tư đống bộ.

Đối với nước thải phát sinh, Nhà máy sẽ đầu tư hệ thống xử lý với quy mô công suất 130m3/ngày đêm, với công nghệ xử lý (tách 2 bậc, điều chỉnh PH, keo tụ) xử lý sinh học AAO (yếm khí – kỵ khí – hiếu khí) và được lọc qua màng vi lọc (MF) siêu vi lọc (UF) và thẩm thấu ngược (RO), nước thải sau khi được xử lý đảm bảo quy chuẩn về môi trường trước khi xả thải. Đối với chất thải rắn: Xỉ đáy lò được thu gom và sản xuất gạch không nung, hoặc có thể được hóa rắn mang đi chôn lấp theo quy định xử lý chất thải. Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, Luật xây dựng và các quy định khác liên quan. Trước khi tiến hành xây dựng Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt, phát điện tại xã Lương Điền, Chủ đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình Bộ Tài nguyên & Môi trường thẩm định và phê duyệt, phải được cấp phép xây dựng và thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy… Đây là một Dự án đầu tư thuộc nhóm hoạt động bảo vệ môi trường được ưu đãi, hỗ trợ (Theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 19/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ).

Diện tích thu hồi đất thuộc thôn Bình Long, xã Lương Điền người dân băn khoăn và đặt ra câu hỏi: Người bị thu hồi đất có được thỏa thuận với Nhà đầu tư không? Dự án này đã được HĐND tỉnh Hải Dương chấp thuận thu hồi đất, cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa tại Nghị quyết số 47/2017/NQ – HĐND ngày 13/12/2017 và Nghị quyết số 24/2018/NQ – HĐND ngày 13/12/2018. Theo Điều 62, Luật đất đai năm 2013, Dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; tại điểm b, khoản 3 “Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương, gồm: Giao thông, thủy lợi; cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị, công trình thu gom, xử lý chất thải…” Dự án này, thuộc dự án nhà nước thu hồi đất.

Để triển khai, thực hiện Dự án ngày 1/12/2018, UBND huyện Cẩm Giàng đã tổ chức cuộc họp với các hộ dân có diện tích đất thu hồi trong phạm vi dự án, ngày 31/1/2019, UBND huyện đã tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân có đất trong dự án và toàn thể người dân thôn Bình Long. Mục đích, huyện Cẩm Giàng thông báo, giải thích về chế độ, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, quy trình thực hiện giải phóng mặt bằng. Tại cuộc họp, Công ty Cổ phần Tài nguyên & Môi trường Âu Việt đã giới thiệu nội dung Dự án và quy trình vận chuyển, tiếp nhận xử lý rác khi nhà máy đi vào hoạt động.

Để khách quan, minh bạch tiền bồi thường, hỗ trợ người dân bị thu hồi đất, UBND huyện Cẩm Giàng đã chỉ đạo Hội đồng bồi thường lập hồ sơ phương án bồi thường, gứi tới từng hộ dân và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã Lương Điền. Hiện nay đa số người dân đã đồng thuận, có 52 hộ nhận tiền theo phương án bồi thường, hỗ trợ; chỉ còn một số hộ chưa đồng thuận cần hiểu rõ chủ trương, việc làm hết sức đúng đắn khi tỉnh Hải Dương kêu gọi được Nhà đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện tiên tiến, hiện đại. Dự án vừa mang lại nguồn điện năng vì lợi ích chung, cùng với việc bảo vệ môi trường sống, sức khỏe của cộng đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cẩm Giàng (Hải Dương): Xây dựng Nhà máy xử lý rác “việc cần làm ngay”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO