Cải thiện quản lý nước ở khu vực Ganges-Brahmaputra-Meghna

25/03/2019 15:13

(TN&MT) – Cần áp dụng, trao đổi và chia sẻ các giải pháp dựa trên thiên nhiên để cải thiện quản lý nước ở khu vực Ganges-Brahmaputra-Meghna (GBM).

Với chủ đề Ngày nước thế giới năm nay là “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, thông qua chương trình BRIDGE GBM - Xây dựng đối thoại và quản trị dòng sông khu vực GBM, các tổ chức xã hội dân sự có cơ hội làm việc với nhau để hỗ trợ quản lý xuyên biên giới hiệu quả các con sông trong khu vực GBM.

Ông Raphael Glemet, Cán bộ chương trình cao cấp, Chương trình nước và đầm lầy, IUCN Châu Á cho rằng, quản lý nước trong khu vực Ganges-Brahmaputra-Meghna (GBM) bị chi phối bởi rất nhiều bởi hoạt động kinh doanh. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên gồm cơ sở hạ tầng xanh có thể thay thế hoặc hoạt động song song với cơ sở hạ tầng màu xám một cách hiệu quả về mặt chi phí; đồng thời mang lại lợi ích cho đa dạng sinh học và sức khỏe của con người. Có rất nhiều tiềm năng cho các giải pháp dựa vào thiên nhiên để giải quyết các thách thức về quản lý nước như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước và giảm nhẹ thiên tai trong khu vực.

quản lý nước 1
Các đại biểu chụp ảnh tại Hội thảo do Mạng lưới Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO) của BRbridge tổ chức vào tuần lễ Ngày nước thế giới 2019. Ảnh: IUCN

Trong 3 tháng tới, Mạng lưới Tổ chức Xã hội Dân sự (CSO) khu vực GBM sẽ hoàn thiện các nghiên cứu điển hình về các giải pháp dựa vào tự nhiên để quản lý bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học; cung cấp dịch vụ cho các cộng đồng xung quanh vùng đất ngập nước.

Theo ông M.Mokhlesur Rahman, Giám đốc điều hành, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên Bangladesh, là một tổ chức xã hội dân sự, trung tâm tiên phong thực hiện các dự án có lợi cho xã hội, đặc biệt là các cộng đồng địa phương. Điều này cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết có giá trị về các giải pháp dựa vào thiên nhiên.

Các giải pháp dựa vào thiên nhiên là những hành động để bảo vệ, quản lý bền vững và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên hoặc bị biến đổi; đồng thời giải quyết các thách thức xã hội một cách hiệu quả và thích ứng, mang lại lợi ích về sức khỏe và đa dạng sinh học cho con người. Từ đó, cải thiện hệ sinh thái cũng như cải thiện phúc lợi của con người.

quản lý nước
Ảnh minh họa

Lưu vực GBM là nơi sinh sống của khoảng 620 triệu người tại 5 quốc gia gồm Trung Quốc, Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ và Nepal. Tất cả đều phụ thuộc vào lưu vực cho sự sống còn của họ. Các giải pháp dựa vào thiên nhiên chính là phương tiện khả thi để vừa giảm áp lực lên hệ sinh thái vừa cải thiện cuộc sống của cư dân lưu vực sông.

Nhiều CSO trong khu vực làm việc với các cộng đồng địa phương và hiểu tác động của những vấn đề quản lý nước trên mặt đất. Các tổ chức này đóng vai trò to lớn trong quản lý nước xuyên biên giới một cách bền vững. Tuy nhiên, hầu hết các CSO không có khả năng ảnh hưởng hiệu quả đến chính sách về tài nguyên nước dùng chung. Bởi vậy, Mạng lưới tổ chức xã hội dân sự ít có tác động đối với các cuộc đối thoại về nước cũng như quá trình ra quyết định.

Trước thực tế đó, ông Ann Moey, Trưởng phòng Truyền thông, IUCN Châu Á cho biết, bằng cách phát triển và chia sẻ các nghiên cứu điển hình, các CSO  và các bên liên quan về quản lý nước sẽ có thể học hỏi lẫn nhau và áp dụng thực tiễn tốt nhất trong khu vực. Chia sẻ kiến ​​thức là một thành phần quan trọng của công việc phát triển và bảo tồn. Tuy nhiên, điều này thường bị bỏ qua trong thực tế.

Dự án BRIDGE đã tạo điều kiện cho một mạng lưới khu vực, được gọi là Mạng lưới tổ chức xã hội dân sự khu vực GBM, gồm hơn 30 tổ chức xã hội dân sự từ 5 quốc gia GBM (Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal). IUCN đóng vai trò là thư ký, Mạng lưới tổ chức xã hội dân sự GBM đã phác thảo một tầm nhìn chung, Tầm nhìn xã hội dân sự để kết nối người dân của lưu vực sông Ganges-Brahmaputra-Meghna nhằm hỗ trợ quản lý hợp tác của lưu vực GBM.
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cải thiện quản lý nước ở khu vực Ganges-Brahmaputra-Meghna
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO