Cải thiện môi trường - ứng phó BĐKH: Góc nhìn từ hoạt động của một tổ chức quốc tế

05/09/2013 00:00

IUCN là cơ quan điều phối quốc tế các hoạt động về môi trường và nâng cao sức chống chịu BĐKH tại Việt Nam mà Bộ TN&MT là cơ quan đầu mối quốc gia.

  IUCN là cơ quan điều phối quốc tế các hoạt động về môi trường và nâng cao sức chống chịu BĐKH tại Việt Nam mà Bộ TN&MT (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) là cơ quan đầu mối quốc gia. Sắp tới, IUCN sẽ có cuộc họp Ban chỉ đạo khu vực về sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai tại Hội An (Quảng Nam) và Diễn đàn khu vực về vùng bờ biển sẽ diễn ra tại Sóc Trăng. Nhân sự kiện này, Phóng viên báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với T.S Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Chủ tịch Hội đại diện Chương trình tại Việt Nam  - IUCN xung quanh vấn đề này.
   
     
T.S Nguyễn Chu Hồi tại Hội nghị châu Á về đại dương
     
PV: Trước hết, xin ông cho biết hiu qu ca nhng d án v BĐKH, môi trường mà IUCN đã thc hin Vit Nam trong thi gian qua?
   
T.S Nguyn Chu Hi: IUCN là tổ chức quốc tế quan tâm đến hỗ trợ chính sách cho Việt Nam. Bộ TN&MT là thành viên của IUCN. Tổ chức này đã trụ ở Việt Nam đến 40 năm và thực hiện nhiều dự án. Gần đây, IUCN là cơ quan điều phối quốc tế, Bộ TN&MT (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện hai dự án khu vực tại Việt Nam: Sáng kiến Rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) và Cải thiện sức chống chịu của vùng ven biển với biến đổi khí hậu cho ba nước Việt Nam - Căm Pu Chia và Thái Lan (BCR).
   
  Các dự án này đều mới bắt đầu và thực hiện ở cấp cộng đồng do các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ ở Việt Nam nhận kinh phí triển khai. IUCN MFF và BCR chỉ là cơ quan quản lý và giám sát kỹ thuật. Ban điều hành Quốc gia của MFF đóng vai trò như nhóm chuyên gia tư vấn kỹ thuật và trực tiếp xét duyệt các đề xuất dự án từ địa phương và cộng đồng. Có 9 dự án nhỏ (tối đa mỗi dự án 25.000 USD và mỗi năm có 5-7 dự án như vậy) thực hiện ở các địa phương ven biển đã nghiệm thu và đang soạn công bố tóm tắt kết quả. Cách quản lý dự án của IUCN được đánh giá là khá tốt, theo quy chuẩn quốc tế và thường họ làm tốt công tác truyền thông.
   
PV: Theo ông, cách làm của họ có ứng dụng và triển khai rộng rãi được ở Việt Nam hay không? Chúng ta học tập được gì ở họ, đặc biệt là vào việc xây dựng nội dung ứng phó BĐKH cho các tỉnh ven biển theo Nghị quyết 24?
   
T.S Nguyễn Chu Hồi: Cách tiếp cận của các dự án này là đi từ dưới lên (bottom up), tạọ điều kiện cho người dân địa phương tiếp cận được với thông tin và tham gia thực hiện dự án ngay từ đầu dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của tư vấn trong nước (các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức cộng đồng,...). Lập quỹ cộng đồng cho hộ phụ nữ nghèo vay vốn chuyển nghề, phát huy kiến thức bản địa, trồng rừng ngập mặn, nâng cao nhận thức, đôi khi làm ở trường PT cơ sở với các cuộc thi tìm hiểu vai trò hệ sinh thái ven biển,... Chủ đề thì phong phú lắm, nhưng mỗi dự án nhỏ sẽ là một thực hành tốt, cao hơn là một mô hình. Nếu đạt được yêu cầu như vậy sẽ được nhân rộng trong nước và chia sẻ với bạn bè trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á thông qua diễn đàn khu vực hàng năm.
   
  Thông điệp chính mà họ đưa ra là "Đầu tư cho các hệ sinh thái vùng bờ biển là đầu tư cho tương lai" vì các hệ sinh thái này được coi là nguồn vốn tự nhiên và là cơ sở hạ tầng tự nhiên chống đỡ thiên tai và BĐKH. Họ không biết Nghị Quyết 24 của Việt Nam, nhưng họ làm theo cách tiếp cận dựa vào khoa học (science-based). Kịch bản BĐKH và tác động ở vùng ven biển 3 nước (từ Cần Giờ TP. HCM đến Cămpuchia và Bắc vịnh Thái Lan thuộc Việt Nam) do chuyên gia EU tự xây dựng ở mức chi tiết. Người dân địa phương sẽ được hưởng lợi từ kết quả các dự án. Nhờ đó, năng lực ứng phó BĐKH của địa phương được cải thiện. Đương nhiên là sẽ góp phần hỗ trợ cho Việt Nam cải thiện sức chống chịu để ứng phó với BĐKH.
   
PV: Với tư cách là Chủ tịch Hội đại diện Chương trình tại Việt Nam, ông có đánh giá như thế nào vềkết quả thúc đẩy sáng kiến địa phương nhằm thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng ven biển mà Chương trình đang triển khai thực hiện?
   
T.S Nguyễn Chu Hồi: Cách làm của Chương trình như trên tôi nói thực chất là cách trao cho các địa phương thực hiện chương trình "cái cần câu", có năng lực địa phương và người dân sẽ tự thực hiện ứng phó (thích ứng và giảm thiểu). Trong thời gian triển khai nếu có chỉ là tập dượt, phần lớn dự án nhỏ triển khai thích ứng và giảm thiểu thông qua các giải pháp bảo đảm sinh kế bền vững, trồng lại rừng ngập mặn, phục hồi tái tạo các hệ sinh thái vùng bờ khác, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng thích ứng,...
  Trên thực tế, các địa phương rất ủng hộ sáng kiến như vậy, hỗ trợ tài chính từ Chương trình chỉ như "đốm lửa", nhưng biết cách sẽ tạo ra "đống lửa" và nếu được trắc nghiệm có thể tác động vào chính sách quốc gia. Năm 2012, trong dịp tập huấn cho các nhà báo tại đầm Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế), khi đi học trên hiện trường, các nhà báo đã tiếp cận người dân và địa phương. Kết quả, các báo đồng loạt đưa lên mạng về dự án sân gôn sẽ "ăn thịt" mất phần rừng ngập mặn ít ỏi còn lại trong khu vực này. Nhờ thông tin đó, Chính phủ đã dừng dự án sân gôn, "người dân cứu rừng, rừng lại cứu người dân".
PV: Vậy trong thời gian tới, IUCN sẽ tiếp tục triển khai những hoạt động gì tại Việt Nam, thưa ông?
T.S Nguyễn Chu Hồi:Hiện nay, Chương trình đang xây dựng Kế hoạch cho giai đoạn 2014-2016. Trong đó, sẽ không chỉ tập trung cho hệ sinh thái rừng ngập mặn, mà mở rộng ra cho các hệ sinh thái vùng bờ khác cũng quan trọng với Việt Nam như: Hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, dừa nước, đầm phá; mở rộng vấn đề không chỉ sinh kế mà còn cả quản lý vùng bờ biển và quy hoạch không gian biển, đồng thời mở rộng vùng địa lý ra đến các đảo ven bờ.
  Cùng với những thay đổi trên, Chương trình sẽ cụ thể hóa, cải tiến quy trình xét duyệt và đánh giá dự án của các đối tác để tăng cường chất lượng. Khuyến khích và ưu tiên cho các đối tác trực tiếp tại địa phương triển khai dự án, trong đó có các tổ chức quần chúng - xã hội như hội phụ nữ, thanh niên, nông dân, nghề cá, cựu chiến binh... Bên cạnh đó, Chương trình sẽ tăng cường hỗ trợ khả năng đề xuất dự án cho cấp cơ sở thông qua các buổi giới thiệu về Chương trình và các thủ tục cần thiết liên quan đến đề xuất dự án tại địa phương.
 PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Kim Liên (thực hiện)
   
   
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cải thiện môi trường - ứng phó BĐKH: Góc nhìn từ hoạt động của một tổ chức quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO