Các tổ chức dân sự tích cực tham gia bảo vệ rừng

16/02/2017 00:00

(TN&MT) - Ngày 16/2, đã diễn ra Hội thảo Tham vấn các tổ chức dân sự xã hội (CSO) về hoạt động giám sát đánh giá đánh giá Kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Toàn cảnh hội thảo Tham vấn các tổ chức dân sự xã hội về hoạt động giám sát đánh giá SiRAP/BDS trong chương trình UN-REDD
Toàn cảnh hội thảo Tham vấn các tổ chức dân sự xã hội về hoạt động giám sát đánh giá SiRAP/BDS trong chương trình UN-REDD


Từ những thành công đạt được của giai đoạn I trong nỗ lực thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên trong 47 nước đối tác UN-REDD (chương trình hợp tác Liên hợp quốc quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển) được chuyển sang giai đoạn II với khoản ngân sách tài trợ không hoàn lại khoảng 30 triệu USD.

Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đã có hướng đi rõ ràng để Việt Nam có thể hưởng lợi theo nhiều cách. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ chỉ tận dụng được tối đa các cơ hội khi các CSO trong nước tích cực tham gia giám sát, đánh giá Kế hoạch REDD+ cấp tỉnh và cấp cơ sở, bằng một kế hoạch hành động giám sát, đánh giá cụ thể.

Chia sẻ tại sự kiện này, bà Vũ Bích Hợp – Giám đốc Trung tâm Phát triển Nông thôn bền vững (SRD) đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự trong Ban chỉ đạo Chương trìnnh UN-REDD Việt Nam khẳng định, với thế mạnh về hoạt động đa dạng và các mô hình thực tiễn tại cộng đồng, trong giai đoạn tới các CSO sẽ cùng Nhà nước triển khai thành công Chương trình hành động REDD+ Quốc gia (2016 – 2020) và tầm nhìn đến năm 2030.

Với kế hoạch hành động REDD+ cấp cơ sở (SiRAP/BDS) giai đoạn (2016 – 2020), các CSO sẽ tham vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước để đưa ra các gói chính sách và giải pháp, các gói hoạt động ưu tiên để giải quyết các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, khắc phục rào cản trong bảo vệ, phát triển rừng, phù hợp với từng địa bàn tỉnh.Mặc khác, các CSO sẽ hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước về mặt kỹ thuật từ lập kế hoạch đến thực hiện và tham gia vào Tổ giám sát cơ sở SiRAP, cấp tỉnh. Các CSO tham gia vào việc xây dựng khung, tiêu chí đánh giá cấp tỉnh, cấp cơ sở. Đồng thời, CSOs hỗ trợ trong việc giải quyết mâu thuẫn, hoà giải và phản hồi lại người dân khi có thắc mắc cũng nhưtruyền thông giáo dục môi trường, thay đổi hành vi tại cấp cộng đồng về REDD+.

Bà Vũ Bích Hợp chia sẻ rằng trong thời gian tới, các CSO sẽ tiếp tục nâng cao năng lực để tham gia có nghĩa vào REDD+. Tiếp tục hỗ trợ cộng đồng đưa ra tiếng nói, thực hiện giám sát độc lập, đảm bảo nguyên tắc khi REDD+ được thực hiện ở cộng đồng. Đồng thời, CSOs sẽ tiếp tục huy động nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình quốc tế để tham gia vào hoạt động truyền thông, giám sát độc lập khi REDD+ được thực hiện ở cộng đồng.

Vũ Vân

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các tổ chức dân sự tích cực tham gia bảo vệ rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO