Các nhà thiên văn khám phá ra cực quang bên ngoài Hệ Mặt trời

02/08/2015 00:00

(TN&MT) – Mới đây, các nhà thiên văn lần đầu tiên phát hiện ra cực quang bên ngoài Hệ Mặt trời. 

(TN&MT) – Mới đây, các nhà thiên văn lần đầu tiên phát hiện ra cực quang bên ngoài Hệ Mặt trời. Cực quang của Trái đất tương tự như ánh sáng ở phía Bắc (Northern Lights) trên Trái đất, mạnh gấp 10.000 lần so với bất cứ cực quang nào được nhìn thấy trước đó. 
 
Họ quan sát thấy cực quang không phải từ một hành tinh mà từ một ngôi sao có khối lượng thấp ở ranh giới giữa các ngôi sao và các sao lùn nâu.
 
Các nhà khoa học cho rằng, phát hiện này cho thấy một sự khác biệt lớn giữa hoạt động từ trường của các ngôi sao lớn hơn và hoạt động từ trường của các ngôi sao lùn nâu và các hành tinh.
 
Gregg Hallinan thuộc Viện Công nghệ California (Caltech) cho biết: Tất cả các hoạt động từ trường mà chúng ta nhìn thấy trên vật thể này có thể được giải thích bởi cực quang mạnh mẽ. Điều này cho thấy rằng hoạt động cực quang thay thế hoạt động vành nhật hoa giống như năng lượng mặt trời trên sao lùn nâu và các đối tượng nhỏ hơn.
 
 
Các nhà thiên văn học quan sát đối tượng, được gọi là LSR J1835 + 3259, bằng cách sử dụng Karl G. Jansky Very Large Array (VLA) ở bước sóng vô tuyến cùng với Kính viễn vọng Hale 5 mét trên núi Palomar và Kính thiên văn Keck 10 mét tại Hawaii ở độ dài sóng quang. Sự kết hợp của sóng vô tuyến và quan sát quang học cho thấy vật thể có đặc điểm không giống với bất cứ đối tượng nào được nhìn thấy ở các ngôi sao lớn hơn.
 
Theo các nhà thiên văn học thì quan sát của họ về LSR J1835 + 3259 chỉ ra rằng, các ngôi sao đẹp nhất và sao lùn nâu có bầu khí quyển bên ngoài hỗ trợ hoạt động cực quang chứ không phải hoạt động từ trường được nhìn thấy trên sao lớn hơn và nóng hơn.
 
Phát hiện này cũng có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu các hành tinh ngoài hệ mặt trời. 
 
Mai Đan
Tổng hợp từ Astronomy Magazine
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các nhà thiên văn khám phá ra cực quang bên ngoài Hệ Mặt trời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO