(TN&MT) - Cho rằng trong quá trình thí điểm loại hình vận tải hành khách theo hợp đồng như Uber, Grab có bất cập được bộc lộ, đại diện Bộ Giao thông vận tải cho biết sẽ kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chế tài quản lý chặt chẽ hơn loại hình vận tải này, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp vận tải...
Tại Hội nghị Tổng kết 2 năm triển khai thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT) diễn ra chiều 19/12, ông Trần Bảo Ngọc – Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại có 4/5 địa phương chính thức tham gia thí điểm gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa và TP. HCM (Đà Nẵng chưa triển khai thí điểm); có 10 đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng để thực hiện Hợp đồng vận tải điện tử. Ngoài ra, Bộ Giao thông đã nhận được đề xuất của 7 công ty có đề án gửi về Bộ chưa được chấp thuận do chưa có ý kiến của các địa phương.
Theo ông Ngọc, hiện có 866 đơn vị vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải) với 36.809 phương tiện tham gia thí điểm. Trong đó, TP. HCM có 506 đơn vị vận tải, 03 nhà cung cấp phần mềm, với 21.601 xe tham gia thí điểm; TP. Hà Nội là đơn vị vận tải, 07 nhà cung cấp phần mềm, với 354 đơn vị vận tải, với 15.046 xe tham gia thí điểm; tỉnh Quảng Ninh 04 đơn vị vận tải, 02 đơn vị cung cấp phần mềm, với 62 xe; tỉnh Khánh Hòa có 02 nhà cung cấp phần mềm (đồng thời là đơn vị vận tải), với 100 xe tham gia thí điểm.
Đánh giá về kết quả này, ông Trần Bảo Ngọc cho rằng, trong xu thế đẩy mạnh tiếp cận và làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng vào toàn bộ nền kinh tế thì việc ứng dụng thí điểm đối với xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng là một yếu tố tất yếu, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Bên cạnh đó, việc thực hiện ứng dụng hợp đồng điện tử đảm bảo đúng tính chất về hợp đồng, cụ thể là giá thỏa thuận, khách hàng biết dịch vụ và chí phí chuyển đi trước khi thực hiện hợp đồng và quyết định việc ký hợp đồng sử dụng dịch vụ vận chuyển; quản lý tốt các điều kiện an toàn giao thông và nghĩa vụ thuế, bảo hiểm, các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định và các hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan trong thời gian qua; khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng taxi đẩy mạnh ứng dụng trong quản lý hoạt động vận tải taxi và tham gia ứng dụng hợp đồng điện tử đối với kinh doanh vận tải khách bằng xe hợp đồng.
Trái lại, ông Ngọc cũng chỉ ra những khó khăn, hạn chế của việc thực hiện thí điểm. Cụ thể, theo ông Ngọc, việc chấp hành quy định và hướng dẫn của một số đơn vị thí điểm còn chưa nghiêm; vẫn còn có hiện tượng một số hộ kinh doanh, đơn vị vận tải không chấp hành đúng các quy định hiện hành; các phương tiện tham gia thí điểm được xác định là xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng văn bản, do vậy không chịu sự ảnh hưởng của hệ thống biển báo hạn chế phạm vi hoạt động như xe taxi dẫn đến công tác tổ chức giao thông trong đô thị chưa đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, công tác kiểm tra xử lý phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải có sử dụng phần mềm Uber, Grab của Thanh tra Sở cũng gặp nhiều khó khăn; sự cạnh tranh giữa kinh doanh vận tải theo hợp đồng sử dụng hợp đồng điện tử với kinh doanh vận tải bằng taxi kết hợp với công tác tổ chức phân luồng giao thông còn chưa hợp lý đối với hoạt động taxi đã phát sinh nhiều kiến nghị từ Hiệp hội taxi và phản ứng từ đơn vị kinh doanh vận tải taxi.Trên cơ sở đề xuất của địa phương, quan điểm đối với các nhóm vấn đề kiến nghị của địa phương thí điểm, Bộ Giao thông cũng đưa các kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng trong quản lý hoạt động vận tải taxi và tham gia ứng dụng hợp đồng điện tử đối với kinh doanh vận tải khách bằng xe hợp đồng đồng thời cũng có chế tài quản lý chặt chẽ hơn loại hình vận tải này, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp vận tải.
Cũng tại Hội nghị, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội cũng cho rằng hiện các hãng Uber, Grab còn tồn tại nhiều mặt trái, đặc biệt là số lượng phương tiện đang tăng nhanh và không được quản lý chặt chẽ. Hơn nữa, điều kiện kinh doanh của loại hình này còn đơn giản, lỏng lẻo, việc nhận biết và xử lý, quản lý khó khăn.
Đáng chú ý, theo ông Viện, giá cước của các hãng taxi công nghệ rẻ nhưng không kiểm soát được. "Hiện nay giá cước tính theo giờ, theo ngày, tuyến đường là do nhà mạng, bản thân lái xe taxi cũng không biết được mà buộc phải chấp nhận, hơn nữa cơ quan nhà nước không nắm được vì họ không đăng ký, không công bố giá". Vì vậy, đại diện Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội đề xuất cần thống nhất nhận diện xe sử dụng công nghệ theo đúng bản chất chứ không cấm.
Tương tự, ông Trần Quang Lâm - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM cũng cho rằng, Uber, Grab cũng hoạt động gần giống taxi, mặc dù họ chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm, nhưng lại quyết định giá cước mà không qua các hợp tác xã. Trong khi vai trò của hợp tác xã còn hạn chế. Theo ông Lâm, hiện thành phố đang thực hiện quy hoạch nhưng vẫn còn lúng túng do chưa làm rõ được loại hình này là taxi hay tương tự taxi.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông Lê Đình Thọ khẳng định sau 2 năm thí điểm, loại hình vận tải hành khách theo hợp đồng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, đem lại những lợi ích trực tiếp và thiết thực cho người dân, được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có nhiều ý kiến, bất cập được bộc lộ như chưa phân biệt được vận tải xe hợp đồng với vận tải taxi, vấn đề quản lý Nhà nước đối với vận tải xe hợp đồng...
Theo ông Thọ, hoạt động vận tải xe hợp đồng là lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải liên quan đến tính mạng con người nên cần tạo môi trường kinh doanh có điều kiện và tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện đó để đảm bảo an toàn, tính mạng cho người sử dụng. Hiện nay, ranh giới giữa hai loại hình vận tải xe hợp đồng và vận tải taxi còn chưa rõ ràng, điều kiện đặt ra để quản lý còn chưa phù hợp, cần đưa ra các quy định rõ ràng hơn trong thời gian tới.
Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông cũng đề nghị các địa phương đã thực hiện chương trình thí điểm cần có báo cáo tổng kết, trong đó có kiến nghị, đề xuất về số lượng xe vận tải hành khách theo hợp đồng gửi về Bộ trong tháng 12/2017, đồng thời yêu cầu cần nhanh chóng khắc phục các bất cập trong quản lý, giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần tăng cường quản lý thanh tra, kiểm tra.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng đề nghị các đơn vị cần tập trung sửa đổi Nghị định 86, làm rõ điều kiện kinh doanh giữa xe hợp đồng và xe taxi, đồng thời yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ làm rõ chủ thể kinh doanh, chủ thể cung cấp; các vấn đề trêb càng minh bạch, rõ ràng thì càng dễ dàng trong quản lý.
Tại Hội nghị Tổng kết 2 năm triển khai thực hiện thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (Quyết định số 24/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT) diễn ra chiều 19/12, ông Trần Bảo Ngọc – Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại có 4/5 địa phương chính thức tham gia thí điểm gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa và TP. HCM (Đà Nẵng chưa triển khai thí điểm); có 10 đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng để thực hiện Hợp đồng vận tải điện tử. Ngoài ra, Bộ Giao thông đã nhận được đề xuất của 7 công ty có đề án gửi về Bộ chưa được chấp thuận do chưa có ý kiến của các địa phương.
Theo ông Ngọc, hiện có 866 đơn vị vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải) với 36.809 phương tiện tham gia thí điểm. Trong đó, TP. HCM có 506 đơn vị vận tải, 03 nhà cung cấp phần mềm, với 21.601 xe tham gia thí điểm; TP. Hà Nội là đơn vị vận tải, 07 nhà cung cấp phần mềm, với 354 đơn vị vận tải, với 15.046 xe tham gia thí điểm; tỉnh Quảng Ninh 04 đơn vị vận tải, 02 đơn vị cung cấp phần mềm, với 62 xe; tỉnh Khánh Hòa có 02 nhà cung cấp phần mềm (đồng thời là đơn vị vận tải), với 100 xe tham gia thí điểm.
Đánh giá về kết quả này, ông Trần Bảo Ngọc cho rằng, trong xu thế đẩy mạnh tiếp cận và làm chủ ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng vào toàn bộ nền kinh tế thì việc ứng dụng thí điểm đối với xe kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng là một yếu tố tất yếu, phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Bên cạnh đó, việc thực hiện ứng dụng hợp đồng điện tử đảm bảo đúng tính chất về hợp đồng, cụ thể là giá thỏa thuận, khách hàng biết dịch vụ và chí phí chuyển đi trước khi thực hiện hợp đồng và quyết định việc ký hợp đồng sử dụng dịch vụ vận chuyển; quản lý tốt các điều kiện an toàn giao thông và nghĩa vụ thuế, bảo hiểm, các điều kiện kinh doanh vận tải theo quy định và các hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan trong thời gian qua; khuyến khích các đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng taxi đẩy mạnh ứng dụng trong quản lý hoạt động vận tải taxi và tham gia ứng dụng hợp đồng điện tử đối với kinh doanh vận tải khách bằng xe hợp đồng.
Trái lại, ông Ngọc cũng chỉ ra những khó khăn, hạn chế của việc thực hiện thí điểm. Cụ thể, theo ông Ngọc, việc chấp hành quy định và hướng dẫn của một số đơn vị thí điểm còn chưa nghiêm; vẫn còn có hiện tượng một số hộ kinh doanh, đơn vị vận tải không chấp hành đúng các quy định hiện hành; các phương tiện tham gia thí điểm được xác định là xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử thay cho hợp đồng văn bản, do vậy không chịu sự ảnh hưởng của hệ thống biển báo hạn chế phạm vi hoạt động như xe taxi dẫn đến công tác tổ chức giao thông trong đô thị chưa đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra, công tác kiểm tra xử lý phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải có sử dụng phần mềm Uber, Grab của Thanh tra Sở cũng gặp nhiều khó khăn; sự cạnh tranh giữa kinh doanh vận tải theo hợp đồng sử dụng hợp đồng điện tử với kinh doanh vận tải bằng taxi kết hợp với công tác tổ chức phân luồng giao thông còn chưa hợp lý đối với hoạt động taxi đã phát sinh nhiều kiến nghị từ Hiệp hội taxi và phản ứng từ đơn vị kinh doanh vận tải taxi.Trên cơ sở đề xuất của địa phương, quan điểm đối với các nhóm vấn đề kiến nghị của địa phương thí điểm, Bộ Giao thông cũng đưa các kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng trong quản lý hoạt động vận tải taxi và tham gia ứng dụng hợp đồng điện tử đối với kinh doanh vận tải khách bằng xe hợp đồng đồng thời cũng có chế tài quản lý chặt chẽ hơn loại hình vận tải này, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp vận tải.
Cũng tại Hội nghị, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội cũng cho rằng hiện các hãng Uber, Grab còn tồn tại nhiều mặt trái, đặc biệt là số lượng phương tiện đang tăng nhanh và không được quản lý chặt chẽ. Hơn nữa, điều kiện kinh doanh của loại hình này còn đơn giản, lỏng lẻo, việc nhận biết và xử lý, quản lý khó khăn.
Đáng chú ý, theo ông Viện, giá cước của các hãng taxi công nghệ rẻ nhưng không kiểm soát được. "Hiện nay giá cước tính theo giờ, theo ngày, tuyến đường là do nhà mạng, bản thân lái xe taxi cũng không biết được mà buộc phải chấp nhận, hơn nữa cơ quan nhà nước không nắm được vì họ không đăng ký, không công bố giá". Vì vậy, đại diện Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội đề xuất cần thống nhất nhận diện xe sử dụng công nghệ theo đúng bản chất chứ không cấm.
Tương tự, ông Trần Quang Lâm - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM cũng cho rằng, Uber, Grab cũng hoạt động gần giống taxi, mặc dù họ chỉ là đơn vị cung cấp phần mềm, nhưng lại quyết định giá cước mà không qua các hợp tác xã. Trong khi vai trò của hợp tác xã còn hạn chế. Theo ông Lâm, hiện thành phố đang thực hiện quy hoạch nhưng vẫn còn lúng túng do chưa làm rõ được loại hình này là taxi hay tương tự taxi.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông Lê Đình Thọ khẳng định sau 2 năm thí điểm, loại hình vận tải hành khách theo hợp đồng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, đem lại những lợi ích trực tiếp và thiết thực cho người dân, được nhân dân ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng có nhiều ý kiến, bất cập được bộc lộ như chưa phân biệt được vận tải xe hợp đồng với vận tải taxi, vấn đề quản lý Nhà nước đối với vận tải xe hợp đồng...
Theo ông Thọ, hoạt động vận tải xe hợp đồng là lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải liên quan đến tính mạng con người nên cần tạo môi trường kinh doanh có điều kiện và tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện đó để đảm bảo an toàn, tính mạng cho người sử dụng. Hiện nay, ranh giới giữa hai loại hình vận tải xe hợp đồng và vận tải taxi còn chưa rõ ràng, điều kiện đặt ra để quản lý còn chưa phù hợp, cần đưa ra các quy định rõ ràng hơn trong thời gian tới.
Đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông cũng đề nghị các địa phương đã thực hiện chương trình thí điểm cần có báo cáo tổng kết, trong đó có kiến nghị, đề xuất về số lượng xe vận tải hành khách theo hợp đồng gửi về Bộ trong tháng 12/2017, đồng thời yêu cầu cần nhanh chóng khắc phục các bất cập trong quản lý, giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần tăng cường quản lý thanh tra, kiểm tra.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng đề nghị các đơn vị cần tập trung sửa đổi Nghị định 86, làm rõ điều kiện kinh doanh giữa xe hợp đồng và xe taxi, đồng thời yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ làm rõ chủ thể kinh doanh, chủ thể cung cấp; các vấn đề trêb càng minh bạch, rõ ràng thì càng dễ dàng trong quản lý.