Bình Thuận: Hiệu quả từ thực thi giải pháp quản lý tổng hợp vùng bờ

23/09/2014 00:00

(TN&MT) - Là địa phương có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển tuy nhiên Bình Thuận cũng như hầu hết các địa phương có biển khác trong cả nước đang đứng trước...

   
(TN&MT) - Là địa phương có nhiều lợi thế phát triển kinh tế biển tuy nhiên Bình Thuận cũng như hầu hết các địa phương có biển khác trong cả nước đang đứng trước thách thức về môi trường khi các ngành đều tập trung khai thác quá mức tài nguyên biển. Từ khi triển khai lồng ghép thực hiện Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam, UBND tỉnh Bình Thuận đã cụ thể hoá bằng nhiều hành động cụ thể, thay đổi phương thức quản lý và đạt được những tín hiệu khả quan trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường vùng bờ biển.
   
Đi mt thách thc
  Hiện Bình Thuận là một trong những đại phương có đội tàu đánh cá gần bờ và xa bờ hùng hậu đứng đầu cả nước. Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có gần 8.500 tàu thuyền hoạt động trên biển, trong đó trên 2.000 tàu khai thác xa bờ với tổng công suất trên 567.000 CV. Số lượng tàu làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển đã lên đến gần 100 chiếc, công suất từ 90 CV trở lên. Tuy nhiên, đi cùng với năng suất đánh bắt cá tăng lên hằng năm thì biển Bình Thuận đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, rác thải sinh hoạt, rác thải trực tiếp từ các tàu thuyền xả thẳng ra biển; dầu từ các phương tiện vận tải, tàu thuyền khai thác hải sản; việc nuôi trồng thuỷ sản ven sông, ven biển, các loại rác thải từ lục địa do lũ cuốn trôi đã làm giảm chất lượng nước mặt vùng biển ven bờ.
   
   
  Điều dễ nhận thấy, vùng biển Bình Thuận hàng năm đều bị dầu vón cục trôi dạt vào bờ gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại đời sống người dân, tuy nhiên nguyên nhân dầu tràn chưa được làm rõ gây khó khăn trong việc bồi thường thiệt hại, việc xử lý sự cố tràn dầu kinh phí lớn song đều do ngân sách địa phương chi trả, chưa được hỗ trợ từ trung ương.
   
  Mặt khác, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một nguy cơ tiềm ẩn có ảnh hưởng rất lớn đến đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân vùng ven biển. Trong khi đó, tư duy quản lý đơn ngành còn chi phối ở một số Sở, ngành, địa phương nên chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, hiệu quả quản lý tổng hợp chưa cao; đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước lĩnh vực biển, đảo ở địa phương còn rất mỏng, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về quản lý tổng hợp biển, đảo; kinh nghiệm tổ chức triển khai các nhiệm vụ còn hạn chế nên việc triển khai công tác còn gặp rất nhiều khó khăn; các hoạt động, dự án về quản lý tổng hợp đòi hỏi đầu tư cao, chưa được sự hỗ trợ của trung ương, trong khi ngân sách tỉnh còn nhiều hạn chế, nhất là các dự án về xây dựng cơ sở dữ liệu, quan trắc tổng hợp, phân vùng sử dụng vùng bờ...
   
Đi thay tphương thc qun lý
   
  Ngay sau khi thực hiện triển khai Chương trình 158 về quản lý tổng hợp vùng bờ, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày 22/6/2010 kèm theo Kế hoạch để triển khai thực hiện trong toàn tỉnh, trong đó có các nội dung tuyên truyền về quản lý tổng hợp vùng ven bờ; Quyết định số 2208/QĐ-UBND ngày 5/10/2012 về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Chuyên môn giúp việc Ban Chỉ đạo 1359 của tỉnh; ban ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo. Trong đó đã phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổ chức tập huấn Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho khoảng 110 người gồm cán bộ, công chức làm công tác quản lý trong các cơ quan liên quan tới quản lý nhà nước về biển, hải đảo ở địa phương.  Đầu tư lắp đặt panô tuyên truyền về biển và hải đảo tại phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết có nội dung “Mỗi chúng ta hãy hành động vì biển xanh quê hương”.
   
  Ban hành Quyết định số 1613/QĐ-UBND ngày 22/7/2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, trong đó có 12 danh mục các chương trình phát triển, 26 danh mục các dự án đầu tư phát triển, 31 danh mục các dự án cơ sở hạ tầng, sản xuất kinh doanh kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư trên các lĩnh vực. Từ đó đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai cho các cấp, các ngành cụ thể hóa nhằm phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường tốt hơn.
   
  Ngoài ra, tỉnh còn triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng bản đồ nhạy cảm đường bờ phục vụ công tác ứng phó sự cố tràn dầu khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận” nhằm chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, ứng phó nhanh và có hiệu quả nhằm hạn chế và giảm thiệt hại về kinh tế - xã hội, bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường sinh thái vùng ven bờ; vận động ngư dân thành lập được 623 tổ đoàn kết/40.000 thuyền, 2 nghiệp đoàn khai thác hải sản trên biển với trên 25.000 chủ thuyền và lao động tham gia nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết, chung sức đối phó với thiên nhiên, phòng tránh thiên tai, tai nạn trên biển, giúp nhau bám biển và tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân trong hoạt động khai thác, đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển và trên hết là góp phần bảo vệ toàn vẹn chủ quyến biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ Quốc.   
   
  Quản lý tổng hợp vùng ven bờ là phương cách quản lý mới, mang tính tổng hợp, giải quyết hài hòa lợi ích giữa các lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau trên cơ sở phát triển bền vững. Tuy nhiên, theo đề xuất của tỉnh Bình Thuận, muốn thực hiện hiệu quả rất cần hành lang pháp lý đủ mạnh để nâng cao hiệu lực quản lý bền vững tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong giai đoạn hiện tại. Và, trong khi chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể, tỉnh cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trước khi triển khai đối với những vấn đề của địa phương vấp phải.
Kim Liên
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bình Thuận: Hiệu quả từ thực thi giải pháp quản lý tổng hợp vùng bờ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO