Bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp: Vẫn “bệnh” đối phó là chính

24/07/2013 00:00

(TN&MT) - Kết quả thanh tra môi trường 6 tháng cho thấy, ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn chậm, việc đầu tư xử lý ô nhiễm là để đối phó với cơ quan...

Kết quả thanh tra môi trường 6 tháng năm 2013 cho thấy, ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) của doanh nghiệp chuyển biến chậm, không ít doanh nghiệp nảy sinh tư tưởng “hy sinh” lợi ích về môi trường nên việc đầu tư xử lý ô nhiễm chủ yếu là để đối phó với cơ quan chức năng, chưa trở thành ý thức tự giác của doanh nghiệp.
   
X lý nhiu sai phm
  Theo thống kê của Thanh tra Bộ TN&MT, 6 tháng năm 2013, toàn ngành TN&MT đã tiến hành 182 cuộc thanh tra, kiểm tra về môi trường, Trong đó, Tổng cục Môi trường đã lập 2 đoàn thanh tra đối với các cơ sở, KCN, CCN và kiểm tra trách nhiệm quản lý Nhà nước trên địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Khánh Hòa, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai. Qua thanh, kiểm tra đã xử phạt trên 8,1 tỷ đồng vi phạm về môi trường, kiến nghị truy thu trên 545 triệu đồng.
   
  Kết luận của các đoàn thanh tra, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có những tồn tại trong quản lý Nhà nước về môi trường, công tác lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) còn hạn chế, công tác kiểm tra, hậu kiểm sau phê duyệt ĐTM, xác nhận bản cam kết BVMT chưa thực hiện thường xuyên…
   
     
Đoàn công tác của UBTV Quốc hội kiểm tra tình hình sản xuất gắn với BVMT
    
   
  Điển hình là vụ Đoàn thanh tra môi trường của Bộ TN&MT kiểm tra đột xuất và bắt quả tang Công ty Cổ phần giấy An Hòa (đóng trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã xả ra sông Lô một khối lượng nước thải khoảng 5500m3/ngày đêm chưa qua xử lý. Theo quy định, lượng nước này phải được thu gom vào một hệ thống bể chứa, tiến hành xử lý sau đó mới thải ra môi trường, nhưng thực tế khi kiểm tra nước thải đã xả thẳng ra sông Lô. Hệ thống xử lý nước thải chính của công ty cũng không được vận hành theo quy định. Được biết trước đó, công ty này cũng bị Cảnh sát Môi trường xử lý 225 triệu đồng do có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn, gây ô nhiễm môi trường. Gần đây nhất, ngày 19/7, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định xử phạt 130 triệu đồng về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh. Trước đó, PC49 – CA tỉnh Quảng Ninh đã kiểm tra và lập biên bản về hành vi xả nước thải không qua xử lý xuống bờ Vịnh Hạ Long của công ty. Quá trình kiểm tra cho thấy, trong nước thải,  có quá nhiều chất độc hại vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất thải  theo quy định của Việt Nam (TCVN). Cụ thể, hàm lượng BOD5 cao gấp 3,29 lần, COC cao gấp 5,66 lần, tổng Colifoms là 3,6 lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái của Vịnh Hạ Long.
   
  Tổng cục Môi trường còn cho biết, đến nay đã hoàn thành việc ban hành các kết luận thanh tra, kiểm tra đối với 130 cơ sở KCN, CCN được thanh tra cuối năm 2012 và tiến hành xử phạt với tổng số tiền xử phạt là 5.044 triệu đồng. Qua đó, đã phát hiện 2 cơ sở xả thải chưa qua xử lý trực tiếp ra ngoài môi trường là Công ty CP nguyên phụ liệu dệt may Bình An (TP. HCM) và Công ty TNHH sản xuất cơ  khí và dịch vụ Đại Phúc (TP. HCM).
   
“Thuc gii cho căn bnh kinh niên”
  Để đảm bảo sức khỏe nhân dân và đời sống xã hội, vì mục tiêu phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 64/2003/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây  gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) nghiêm trọng.
   
  Trên thực tế, quá trình triển khai Quyết định 64 đã huy động một lực lượng đông đảo tham gia vào việc xử lý các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng, tạo được lực đẩy quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và xã hội đối với vấn đề BVMT; Công tác phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm được đẩy mạnh, đồng thời hạn chế tốc độ gia tăng các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bảo đảm phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
   
  Sau 10 năm thực hiện Quyết định 64, công tác xử lý triệt để cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng đã đạt được những kết quả nhất định. Tính đến nay, chỉ còn 16 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ chưa hoàn thành xử lý ô nhiễm trên tổng số 282 cơ sở có tên tại Quyết định 64, tỷ lệ đã hoàn thành chiếm 94%. Điều đó cho thấy các cơ chế, chính sách và biện pháp được thực hiện trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả tích cực. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và triển khai Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng giai đoạn đến năm 2020.
   
  Năm 2013, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) được giao xây dựng Dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Dự thảo Nghị định sẽ thay thế Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có lồng ghép nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học. Theo đó, mức xử phạt cao nhất cho hành vi vi phạm môi trường được nâng lên 1 tỉ đồng (với cá nhân) và 2 tỉ đồng (đối với tổ chức).
  Đây cũng được xem là liều “thuốc giải” cho vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
   
  Bài và ảnh: Phương Anh
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp: Vẫn “bệnh” đối phó là chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO