Báo động ô nhiễm chất thải trong sản xuất nông nghiệp

13/09/2013 00:00

Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT vừa đưa ra con số đáng “giật mình” khi tổng khối lượng chất thải chăn nuôi từ gia súc, gia cầm thải ra môi trường hàng năm

(TN&MT) - Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT vừa đưa ra con số đáng “giật mình” khi  tổng khối lượng chất thải chăn nuôi  từ gia súc, gia cầm thải ra môi trường hàng năm khoảng 73 triệu tấn, còn 90% khối lượng chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp chưa được xử lý, thải ra môi trường hàng năm nhưng vẫn chưa có phương án xử lý triệt để nguồn ô nhiễm này.
   
“B ng” cam kết môi trường
   
  Theo số liệu thống kê, hiện  tại Việt Nam có gần 9 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và khoảng 18 ngàn trang trại chăn nuôi tập trung nhưng chỉ có 8,7% hộ xây dựng hầm biogas và chỉ có 0,6% số hộ gia đình cam kết bảo vệ môi trường.
   
  Về phía các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc dù phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để, số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng 67%; số trang trại có đánh giá tác động môi trường chiếm chưa đầy 14%; 37,2% hộ chăn nuôi thâm canh và 36,2% chăn nuôi thời vụ không có biện pháp xử lý chất thải.
   
Ô nhiễm từ trại nuôi lợn Quảng Nam
    
   
  Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí ở nông thôn.
   
  Quyền Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, ông Lê Văn Bầm nhận định, có sự mâu thuẫn ngày càng lớn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là do lâu nay, chúng ta chỉ tập trung khai thác tài nguyên và canh tác mà ít cân nhắn đến mặt môi trường, phát triển bền vững.
   
  Trong khi đó, quản lý Nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và hạn chế về năng lực.
   
  Nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội nói chung về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi chưa đầy đủ và đúng mức.
   
  Trong nhiều trường hợp, nhận thức mới chỉ dừng ở mức độ thông tin thông thường; chưa trở thành ý thức và hành động cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng địa phương và từng người dân…
   
Cn h tr gii pháp công ngh
   
  Nhiều năm qua, chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý bằng 3 biện pháp chủ yếu là: Thải trực tiếp ra kênh mương, ao, hồ; được ủ làm phân bón cho cây trồng; và được xử lý bằng công nghệ khí sinh học (biogas). Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác như xử lý chất thải bằng sinh vật thủy sinh (cây muỗi nước, bèo lục bình…), xử lý bằng hồ sinh học nhưng chưa được nhân rộng.
   
  Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế, người dân nông thôn  thường thải phân rác chưa qua xử lý ra môi trường xung quanh, nơi bản thân gia đình họ cùng cộng đồng đang sinh sống. Vì thế, môi trường ở nông thôn, nhất là khu vực làng nghề và khu vực chăn nuôi tập trung bị ô nhiễm rất nghiêm trọng. Hiện nay, có khoảng 76% dân số nước ta đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu. Phần lớn các chất thải của con người và gia súc ở đây không được xử lý, thấm xuống đất hoặc rửa trôi gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều nơi, do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật đã tác động tiêu cực tới môi trường nước và không khí.
   
  Lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi tập trung, chế biến thuỷ sản đông lạnh cũng rất lớn, từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn mét khối trong một năm. Môi trường ở nông thôn cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do việc sử dụng không đúng quy cách và không hợp lý các hoá chất nông nghiệp; thiếu các phương tiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt nên số hộ ở nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh mới chỉ đạt khoảng 40% và chỉ có gần 30% số hộ có công trình vệ sinh hợp tiêu chuẩn. Bên cạnh các làng nghề truyền thống, gần đây, ở Đồng bằng sông Hồng đã xuất hiện thêm nhiều làng nghề chăn nuôi và giết mổ gia súc, mỗi ngày, 1 làng nghề mổ trung bình 80-100 con trâu bò, 250-300 con lợn, ngày cao điểm lên đến hàng ngàn con. Mỗi gia đình làm nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc thải ra 3-4m3 nước thải, 80-100kg phân, và 15-20kg xương/ngày... Tất cả các chất thải đều chưa qua xử lý và được thải trực tiếp ra ao hồ, ruộng lúa quanh làng.
   
  Trước thực tế trên, biện pháp cấp thiết là chính quyền địa phương, Chi cục Môi trường, các ngành chức năng phải nâng cao nhận thức về môi trường cho nông dân, đồng thời xử phạt nghiêm khắc các cơ sở gây ô nhiễm, buộc họ phải áp dụng các công nghệ xử lý chất thải bằng hầm ủ khí Biogas. Có biện pháp hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho những hộ gia đình áp dụng công nghệ xử lý môi trường bằng các giải pháp sinh học cũng như thường xuyên cập nhật thông tin về hướng xử lý môi trường trong chăn nuôi hộ gia đình cho người dân được biết.
   
Anh Thư
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Báo động ô nhiễm chất thải trong sản xuất nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO