Bắc Giang: Từng bước chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Bắc Giang phấn đấu đang từng bước chuyển đổi số (CĐS) trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua đó tạo bước chuyển trong thực hiện nhiệm vụ của chính quyền cơ sở, hướng tới xã NTM thông minh.
Để đạt được các mục tiêu này, đối với việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng nông thôn, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bắc Giang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn CĐS được xem là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM, được triển khai một cách chủ động, linh hoạt với ba trụ cột. Phát triển chính quyền số; phát triển các chủ thể kinh tế số; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.
Như xã Hồng Giang (Lục Ngạn), sau khi về đích NTM nâng cao năm 2021, địa phương xác định CĐS là giải pháp đột phá để xây dựng trụ cột chính quyền, kinh tế, xã hội, hướng tới xây dựng xã NTM thông minh. Năm 2022, xã Hồng Giang bắt tay thực hiện mô hình xã điểm về CĐS theo hướng dẫn của Sở Khoa học và Công nghệ. Đến nay, bức tranh NTM trên địa bàn có nhiều khởi sắc.
Để đạt được các mục tiêu này, đối với việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng nông thôn, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bắc Giang tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn CĐS được xem là giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng NTM, được triển khai một cách chủ động, linh hoạt với ba trụ cột. Phát triển chính quyền số; phát triển các chủ thể kinh tế số; phát triển xã hội số cho cộng đồng dân cư ở nông thôn.
Cụ thể, về phát triển chính quyền số, cán bộ, công chức xã được đào tạo trình độ tin học cơ bản, thường xuyên sử dụng thư điện tử, hệ thống điều hành, chữ ký số trong công việc. Từ đầu năm đến nay, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã xử lý gần 400 hồ sơ trực tuyến, công dân đến giải quyết thủ tục hành chính được cán bộ bộ phận “một cửa” hướng dẫn tận tình. Trong phát triển kinh tế số, 150 hộ kinh doanh, bán lẻ và nhiều người dân trên địa bàn đã tham gia sàn thương mại điện tử cấp xã; 817 hộ cài đặt ứng dụng Viettel Money để thanh toán không dùng tiền mặt (đạt gần 32%); 1.065 hộ sử dụng tài khoản ngân hàng thanh toán tiền điện hàng tháng (đạt hơn 41% so với tổng số hộ). Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ Hồng Xuân triển khai dán tem truy xuất nguồn gốc cho 5 sản phẩm OCOP của đơn vị là vải thiều, cam lòng vàng, cam ngọt, bưởi ngọt, bưởi da xanh.
Đầu năm 2023, xã Quảng Minh (Việt Yên) được công nhận là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh vì bảo đảm các tiêu chí: Thu nhập, có mô hình thôn thông minh, có ít nhất một lĩnh vực nổi trội (an ninh trật tự). Việc ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS đã góp phần giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí trên. Đơn cử như tiêu chí về an ninh trật tự, công an xã thành lập nhóm zalo bảo đảm an ninh trật tự với các thành viên nòng cốt trong tổ tự quản, tổ liên gia, đội dân phòng tham gia phòng cháy chữa cháy…; 5/5 thôn đều có mô hình camera giám sát an ninh.
Nhờ CĐS cùng biện pháp tuần tra, đấu tranh, tuyên truyền, tình hình an ninh địa bàn được giữ vững, người dân yên tâm sinh sống, làm ăn. Cùng đó, mọi thủ tục hành chính ở lĩnh vực này đều được niêm yết công khai, gắn mã QR, giải quyết đúng quy định. Công an xã phối hợp với Công an huyện tổ chức cấp định danh điện tử cho hơn 25% công dân thôn Khả Lý Thượng, góp phần đưa thôn trở thành thôn thông minh đầu tiên của tỉnh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của CĐS trong xây dựng NTM, NTM nâng cao, tháng 5/2023, UBND tỉnh ban hành kế hoạch CĐS trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023-2025. Kế hoạch nêu rõ đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu tối thiểu 95% hồ sơ công việc cấp tỉnh, 85% hồ sơ cấp huyện, 60% hồ sơ cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; tối thiểu 97% xã ứng dụng công nghệ thông tin; ít nhất 70% xã có HTX, 70% huyện có mô hình liên kết gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực; mỗi xã NTM kiểu mẫu phấn đấu có ít nhất 1 mô hình thôn đạt chuẩn NTM thông minh.
Ứng dụng thông minh là công cụ mà khi áp dụng vào thực giúp con người giải phóng sức lao động hiệu quả hơn so với các công cụ khác. Ứng dụng thông minh xuất phát từ nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0). Đến nay, 100% đơn vị cấp xã đều thành lập tổ. Đây là cánh tay nối dài của chính quyền địa phương giúp vận động, hướng dẫn người dân ứng dụng công nghệ vào cuộc sống như thanh toán không dùng tiền mặt, giải quyết thủ tục hành chính, khám chữa bệnh, cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm…
Hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu, nhiều địa phương đã lựa chọn thôn làm điểm xây dựng thôn thông minh, từ đó đầu tư nguồn lực để thúc đẩy CĐS. Xã Việt Lập (Tân Yên) lựa chọn thôn Đồng Sen. Một trong số mục tiêu của địa phương là hỗ trợ HTX sản xuất và tiêu thụ sâm nam núi Dành ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số.
Theo đó, các thành viên HTX vừa được Phòng Nông nghiệp và PNNT huyện, Liên minh HTX tỉnh và một doanh nghiệp về công nghệ hướng dẫn ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. “Sau khi ứng dụng phần mềm tiện ích trong việc chủ động trong cung cấp thông tin về sản phẩm lên hệ thống như diện tích, thời gian trồng, thời gian thu hoạch, quy trình chăm sóc… Đối tác, khách hàng chỉ cần quét mã QR là có thể truy xuất nguồn gốc, giá trị sản phẩm được nâng lên, thị trường cũng được rộng mở hơn”.
Kế hoạch CĐS trong xây dựng NTM của UBND tỉnh, Sở đã hướng dẫn UBND huyện Tân Yên và Lục Ngạn xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thí điểm mô hình xã thương mại điện tử ở hai xã Phúc Hòa và Hồng Giang làm cơ sở nhân rộng trong thời gian tới, các bước thực hiện xây dựng cho các địa phương đang và sẽ xây dựng NTM thông minh, hiệu quả và bền vững.