An Giang: Tăng cường xử lý việc khai thác đất mặt trái phép

03/08/2016 00:00

(TN&MT) - Theo đó, địa phương nào còn để xảy ra tình trạng khai thác đất mặt trái phép, Chủ tịch UBND cấp huyện đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND...

(TN&MT) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi vừa ký Văn bản số 1082 về việc tăng cường quản lý, xử lý việc khai thác đất mặt trái phép.
 
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố tăng cường hơn nữa công tác quản lý địa bàn, tổ chức kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo không để xảy ra các điểm nóng về khai thác đất mặt trái phép. Địa phương nào còn để xảy ra tình trạng khai thác đất mặt trái phép, Chủ tịch UBND cấp huyện đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.  
 
UBND tỉnh An Giang cũng yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện, thị, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của mình phải nghiêm túc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 05/KHUBND của UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng không nung và lộ trình xóa bỏ lò thủ công sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 và Quyết định số 1938/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch số 05 của UBND tỉnh.
 
Riêng Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Cục thuế tỉnh và Chi cục Quản lý thị trường và đơn vị có liên quan bố trí lực lượng, lập chốt kiểm tra, xử lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh đất mặt trái phép, đặc biệt tại địa bàn các huyện Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành. 
 
Khai thác đất mặt và dóng khuôn tại ruộng vận chuyển về
Khai thác đất mặt và dóng khuôn tại ruộng vận chuyển về
 
Được biết thời gian qua, mặc dù các ngành chức năng tỉnh An Giang đã tăng cường kiểm tra, xử phạt, nhưng đến nay tình trạng khai thác lớp đất mặt ruộng làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói trái phép những tháng gần đây có chiều hướng gia tăng trên địa bàn huyện Chợ Mới.
 
Ở các xã Mỹ Hội Đông, Kiến An, Long Giang, Long Điền A, Nhơn Mỹ…. bình quân mỗi ngày có hàng trăm lượt xe tải chở đất để sản xuất gạch ngói qua lại, gây ô nhiễm môi trường, khói bụi nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và cuộc sống người dân bị đảo lộn.Lớp đất mặt ruộng được bán khoảng từ 30- 50cm với giá từ 500.000 đồng đến 600.000 đồng/công (1.000m2). Tính ra, mỗi công đất, nếu khai thác đúng thỏa thuận sẽ mất từ 60- 70m3 đất. Giá đất của các chủ khai thác bán lại cho người có nhu cầu mỗi xe ben đất (ước khoảng từ 7- 8m3) từ 500.000 đồng trở lên. Như vậy, chủ khai thác sẽ kiếm lời từ việc khai thác đất này gần 5.000.000 đồng/công.
Tin và ảnh: Giang Sơn
 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
An Giang: Tăng cường xử lý việc khai thác đất mặt trái phép
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO